Thực đơn hàng tháng cho mẹ đầu luôn là vấn đề các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, mẹ đang bước vào giai đoạn nước rút chuẩn bị chào đón con ra đời. Trong những tuần cuối, chế độ dinh dưỡng… mẹ bầu vẫn tiếp tục là một trong những mối quan tâm nhất. Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ và đảm bảo được sức khỏe của mình thật tốt. Đồng thời cũng đem đến cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú để phát triển và sẵn sàng chào đời.
Mời mẹ xem ngay chia sẻ về các chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu vào khoảng tháng cuối thai kỳ ngay dưới đây cùng Az Review
Mục Lục Bài Viết
Sự thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối
Những thay đổi của em bé trong bụng mà mẹ bầu cũng có thể thay đổi trong giai đoạn này. Có thể tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên 2 chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại, đau nhức vùng xương chậu, ngực tăng trưởng nhanh, cảm giác bị hụt hơi khó thở, táo bón,… Những hiện tượng này làm mẹ cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn 3 tháng cuối này mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời. Không những thế còn “tạo đà” cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.
Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9
Khi mang thai tháng thứ 9, dạ dày của thai phụ vẫn có cảm giác co bóp nên có thể ăn ít thức ăn hơn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, các thai phụ cũng cần kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn để hạn chế tối đa tình trạng phù nề cơ thể.
Theo đó, bà bầu cũng không nên uống nhiều nước vì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống khi dạ dày không có nhiều không gian cho thức ăn.
Trong tháng thứ 9 của thai kỳ, chất xơ là chất dinh dưỡng chính giúp ngăn tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nguyên nhân là trong quá trình phát triển kích thước của thai nhi tăng dần sẽ tạo gánh nặng lên người mẹ dễ phát sinh tình trạng táo bón, nguy hiểm hơn có thể có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại trong tương lai. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ và các loại rau, trái cây tươi.
Để chuẩn bị cho giai đoạn thai nhi chào đời thì trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin, sắt, canxi và đặc biệt là thiamine, vì khi thiếu thiamine người mẹ sẽ có cảm giác nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sự co bóp tử cung, thời gian chuyển dạ kéo dài, dẫn đến tình trạng khó sinh.
Mặt khác lượng sắt không đủ có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ sắt trong thai nhi và dễ gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt sau sinh. Một nửa lượng canxi trong thai nhi sẽ được lưu trữ trong 2 tháng cuối của thai kỳ nên việc bổ sung canxi là vô cùng cần thiết trong giai đoạn này để tránh gây ra loãng xương ở phụ nữ mang thai.
Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?
Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì vẫn là một câu hỏi được tất cả các mẹ bầu ở giai đoạn này quan tâm. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đáp ứng được tiêu chí lành mạnh, cân bằng không chỉ làm tốt nhiệm vụ cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi mà còn giúp giảm các biến chứng thai kỳ.
Vậy, tháng cuối thai kỳ thai kỳ nên ăn gì? Nếu mẹ chưa chú ý đến những loại thực phẩm dưới đây thì nên bổ sung càng sớm càng tốt nhé.
– Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…
– Thực phẩm chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…
– Thực phẩm giàu canxi: Nhu cầu canxi trong giai đoạn này là cao nhất so với cả thai kỳ, chính vì vậy, mẹ cần nhớ tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn của mình. Những lựa chọn lý tưởng cho mẹ bao gồm súp lơ xanh, các loại đậu, các loại sữa bò, sữa dê, sữa từ các loại hạt, yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.
– Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.
– Thức ăn giàu vitamin C: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.
– Những món giàu a-xít folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung a-xít folic cho mẹ.
Vì những gì mẹ ăn trong tháng cuối này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, luôn ghi nhớ rằng chỉ chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà thôi.
Ngoài việc trả lời cho câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối các mẹ có thể tham khảo
Nếu bạn còn băn khoăn, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối ngoài các thực phẩm kể trên còn cần có những gì thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây. Sau đây là một vài gợi ý một số món ăn bà bầu nên ăn trong ba tháng cuối:
- Cháo với sữa ít béo
- Bắp
- Đối với táo, kiwi, đu đủ, dưa hấu, cam, dâu tây, lê, bạn có thể làm thành nước ép, sinh tố hay ăn trực tiếp
- Đậu gà (chickpea) và cơm
- Bánh mì lagu
- Bánh mì nướng
- Với củ cải đường, rau chân vịt và khoai tây, bạn nấu thành súp hay trộn salad, nướng và xào
- Quả óc chó và trái cây sấy khô.
Trước khi vạch ra một kế hoạch chế độ ăn uống cho chính mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa hoặc những người có thể tư vấn cho bạn dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế.
Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 không nên ăn thực phẩm nào
Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên chú ý việc tránh sử dụng một số loại thực phẩm như sau:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
- Thức uống có cồn, caffeine
- Sữa chưa tiệt trùng
- Hải sản hoặc thịt sống
- Cá có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân
Giai đoạn này phụ nữ mang thai tốt nhất nên hạn chế dùng bữa tại những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ói mửa, tiêu chảy ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ trong suốt thai kỳ, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3.
Sử dụng viên uống bổ sung trong tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh vấn đề bà bầu tháng cuối nên ăn gì, trong chế độ dinh dưỡng tháng cuối, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay a-xít folic.
1. Viên sắt
Sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ. Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt. Nhu cầu sắt của mẹ bầu là khoảng 27mg mỗi ngày.
2. Bổ sung canxi
Canxi cũng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Nhu cầu canxi của mẹ lúc này là khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.
3. Viên đa vi chất
Các loại vitamin rất dễ mất đi trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.
>> Mời các mẹ xem thêm chia sẻ: thực đơn 3 tháng đầu thai kỳ
Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối
Qua những lời đề xuất trẹn chắc hẳn bạn đã rõ bà bầu ăn gì 3 tháng cuối. Ngoài ra, dưới đây là một số lời khuyên về việc ăn uống trong 3 tháng cuối thai kỳ:
– Lựa chọn ác nhóm thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn
– Chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ và không bao giờ bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào.
– Uống nhiều nước để tránh mất nước và táo bón
– Không dùng sữa chưa tiệt trùng.
– Cắt giảm đồ uống có caffein.
– Tránh các loại thực phẩm giàu muối, đường và chất béo. Tiêu thụ muối dư thừa có thể dẫn đến giữ nước và sưng mắt cá chân.
– Tránh dùng cá kiếm, cá mập, cá hồng trắng hoặc cá thu vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao
– Tránh các thức ăn cay, nhiều dầu, chiên xào để ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ nóng.
– Bỏ hút thuốc
– Hạn chế tiêu thụ đến mức thấp nhất những thực phẩm nhiều muối. Vì natri là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng sưng phù và đầy hơi. Natri là thành phần có nhiều trong thức ăn nhanh, thực đóng hộp …
Đặc biệt hơn cả là mẹ bầu phải quan tâm nhiều đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tránh gặp phải ngộ độc thức ăn, cùng các bệnh lý tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
Lời kết
Có thể thấy việc mang thai đã rất khó khăn nhưng làm sao để con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ còn khó hơn. Những người sắp và đang làm mẹ cần tìm hiểu kiến thức về các loại thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn mang thai để con được phát triển đầy đủ và toàn diện hơn. Các mẹ đừng quên theo dõi danh mục mẹ và bé của Az Review để khám phá nhiều nội dung chia sẻ hấp dẫn hơn nữa.
Az Review xây dựng nội dung đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên internet. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ chúng tôi sẽ cập nhật và xử lý!