Cách Bảo Quản Thực Phẩm Khô Đúng Cách An Toàn 100%

19989130 Lượt xem

Trong số các loại thực phẩm phổ biến, thực phẩm khô đã và đang chiếm vị trí quan trọng nhờ vào tính tiện lợi. Dễ dàng bảo quản cũng như giá trị dinh dưỡng vượt trội mà chúng mang lại. Tuy nhiên, để thực sự tận hưởng được những lợi ích này. Việc áp dụng cách bảo quản thực phẩm khô đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Az Review khám phá những nguyên tắc và phương pháp tối ưu để bảo quản thực phẩm khô. Từ đó duy trì chất lượng và độ tươi ngon của chúng trong thời gian dài.

Cách bảo quản thực phẩm khô đúng cách

4 Cách bảo quản thực phẩm khô giữ nguyên giá trị dinh dưỡng

Dưới đây là một số cách bảo quản thực phẩm khô rất phổ biến mà bạn có thể áp dụng:

1. Hút chân không

Phương pháp hút chân không sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm lâu hơn. Vì trong điều kiện môi trường thiếu oxy, vi khuẩn sẽ khó hoạt động và phát triển, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng gây hỏng thực phẩm.

2. Sấy khô

Sấy khô là một trong những cách bảo quản thực phẩm lâu đời nhất từ trước đến nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều nhóm thực phẩm như thịt cá, rau củ quả cho đến các loại hạt đậu.

3. Đông lạnh

Đây là phương pháp giúp cho thực phẩm khô giữ được hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng một cách tối ưu nhất.

Không những thế, tủ lạnh và tủ đông cũng như các thiết bị công nghiệp làm lạnh khác đều có thể điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt sao cho phù hợp với từng nhóm thực phẩm, nhằm giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây hại và kéo dài thời gian bảo quản đáng kể.

4. Đóng hộp, chai, lọ

Việc cho thực phẩm vào chai, hũ lọ hay hộp đều là những cách bảo quản thực phẩm khô rất phổ biến. Khi sử dụng các đồ chứa này, bạn nên rửa sạch, trụng qua nước sôi và để ráo trước khi cho thực phẩm vào bảo quản.

Cuối cùng là đậy kín nắp và hạn chế mở nắp thường xuyên, nếu mở thì hãy tranh thủ sử dụng thực phẩm sớm nhất có thể. Nhằm giảm thiểu vi khuẩn từ không khí bên ngoài gây hỏng thực phẩm.

Bảo quản đồ khô giữ nguyên dinh dưỡng

7 Cách bảo quản thực phẩm khô đóng hộp, đóng gói

Đối với các loại thực phẩm khô đóng hộp hoặc đóng gói, thì bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản như sau:

1. Xếp chồng lên nhau, giữ nguyên bao bì

Thực phẩm khô vẫn còn giữ nguyên bao bì, dù mở hoặc chưa mở thì bạn có thể xếp chồng lên nhau sao cho phù hợp với không gian lưu trữ hiện có.

Đồng thời, bạn có thể phân chia vị trí bảo quản để hương vị thực phẩm bên trong không bị lẫn mùi.

2. Cho vào hộp đựng thực phẩm

Hộp đựng thực phẩm có thể đựng nhiều loại thực phẩm khô, từ dạng hạt cho đến dạng bột. Sau đó, bạn có thể xếp chồng những hộp đựng thực phẩm lên nhau, rất tiện lợi và gọn gàng trong không gian bếp.

3. Chuyển vào dụng cụ bảo quản khác

Thay vì bảo quản thực phẩm khô trong bao bì, bạn có thể chuyển thực phẩm sang hộp hoặc lọ, để phù hợp với không gian lưu trữ trong phòng bếp hoặc tủ chứa đồ.

4. Bảo quản thực phẩm khô chưa mở bao bì

Với thực phẩm khô chưa mở bao bì và được đóng gói, thì bạn có thể bảo quản tại bất vị trí nào ở những nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Hơn nữa, bạn có thể tham khảo cách bảo quản mà nhà sản xuất khuyến nghị và đã in trên bao bì sản phẩm, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bên trong.

5. Cho vào túi zipper bảo quản thực phẩm

Túi zipper giúp cho việc phân loại thực phẩm được dễ dàng và hầu như không chiếm nhiều diện tích khi lưu trữ, nhất là bảo quản chúng ở trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

6. Bảo quản thực phẩm khô đã mở bao bì

Với những thực phẩm khô đã mở bao bì, bạn có thể bịt kín lại sau khi mở hoặc chuyển thực phẩm sang dụng cụ bảo quản nhỏ hơn.

Đây là cách vừa giúp cho bạn sử dụng thực phẩm được thuận tiện, vừa giảm thiểu được tình trạng gây hỏng thực phẩm vì hạn chế được không khí tiếp xúc với thực phẩm.

7. Cho vào hũ thủy tinh

Thay vì dùng hộp thực phẩm, bạn có thể sử dụng hũ thủy tinh để bảo quản mì ống, nui khô, các loại bột, hạt và ngũ cốc.

Nguyên tắc bảo quản thực phẩm khô

Có thể nói để có thể bảo quản được thực phẩm khô thật không dễ dàng. Chúng dễ bị ẩm mốc, cũng như mất đi chất dinh dưỡng do để lâu ngày. Và sấy khô chính là phương pháp bảo quản được nhiều chị em sử dụng nhất. Phương pháp sấy khô này có thể áp dụng để lưu trữ lưu trữ nhiều thực phẩm. Ví dụ như cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm. Với mục đích nhằm ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn, làm thức ăn bị mốc đen. Tiêu biểu cho cách bảo quản này là các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối; đều là các thực phẩm khô rất được yêu thích. Bên cạnh đó là các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì.

Ưu điểm của phương pháp này đó là kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó có thể giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và áp dụng được với nhiều loại sản phẩm. Đặc biệt, phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của phương pháp này là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.

Cách bảo quản một số loại thực phẩm khô khác

Bên cạnh những thực phẩm khô có thể ăn liền được nhắc ở trên. Thì còn có một số loại thực phẩm khô khác nữa:

  • Hành khô và tỏi khô: Cần bảo quản rong túi lưới, túi giấy hoặc rổ. Việc này giúp chúng có thể thông thoáng hơn. Nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi rất dễ bị thối mốc.
  • Nấm hương: Được sử dụng khi nấu canh nấm, tạo món canh ngon hơn. Và để bảo quản nấm hương vẫn thơm và không bị mốc, cần cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi ni lông kín; sau đó để ở cánh tủ lạnh.
  • Hạt tiêu:Nếu được để trong túi nilon thì cần buộc kín. Hoặc chứa trong hộp nhựa, lọ thủy tinh cần đạy chặt nắp tránh bay mùi.
  • Hành tây: Cất trữ nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Hoặc cũng thể bảo quản trong tủ lạnh.

Lưu ý khi bảo quản thực phẩm khô

Sức khỏe con người là đặc biệt quan trọng. Và thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày quyết định phần lớn đến trạng thái sức khỏe của chúng ta. Vì thế cần chú ý khi bảo quả thực phẩm nói chung và thực phẩm khô nói riêng:

– Bảo quản thực phẩm khô: Lưu trữ và bảo quản ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F. Tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.

– Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.

– Bảo quản đông: Duy trì nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm khô

Thực phẩm khô rất hữu ích khi trái mùa. Thế nhưng sau khi được làm khô, thực phẩm có bị mất chất hay không? Làm khô sản phẩm chính là một cách để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng thì hầu như còn nguyên vẹn; mặc dù quá trình sấy khô có thể phá hủy vitamin A và C. Và có một điều bạn có thể chưa biết đó là: Lượng calo có thể tăng lên khi thực phẩm co lại; và các chất dinh dưỡng trở nên cô đặc hơn khi ở dạng khô.

1. Trái cây sấy khô

Vitamin nhiều nhất trong trái cây đó là Vitamin A và C. Khi phơi trực tiếp dưới nắng, ánh nắng sẽ phá huỷ nguồn dinh dưỡng này. Ngược lại với vitamin A và C, chất xơ chứa trong rau và sắt lại không bị ảnh hưởng trong quá trình làm khô.

Tuy nhiên nguồn năng lượng của loại thực phẩm này khi khô không thay đổi; thậm chí nó có vẻ còn dồi dào hơn. Vì khi làm khô, chúng vẫn giữ được hàm lượng đường cao; cũng như chất dinh dưỡng trở nên cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

2. Hải sản

Quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại dinh dưỡng chính trong cá. Ví dụ như vitamin A, D, E… Tuy nhiên, kết quả của một cuộc tìm hiểu cho thấy giá trị của các loại hải sản khô như cá; mực; tôm,… thì không kém hải sản tươi là bao. Tiêu biểu là người ta tìm thấy trong tôm khô chứa hàm lượng protein và muối khoáng rất cao. Đặc biệt là can-xi, phốt-pho, na-tri và kẽm. Ngoài ra, các loại axit amin như amino a-xít; a-xít glutamic; protid; arginin… cũng khá cao, có cả trong vỏ và thịt tôm.

Có thể nói rằng, hàm lượng muối khoáng sẽ bị mất do quá trình làm khô; nhưng lại có thể được phục hồi khi nấu trong nước. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, lượng muối khoáng bị mất đi không đáng kể.

3. Ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào protein, sắt, can-xi, sodium, ma-giê; B-complex và xơ cho cơ thể. Ngũ cốc có thể được sử dụng thay thế cho bánh mì hay các loại bánh chế biến từ bột và ngũ cốc thô.

Ngũ cốc khô có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ví dụ như gia tăng việc đốt mỡ, cải thiện cholesterol trong máu… Ngoài ra còn có chất phytoestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Có một suy nghĩ sai lầm về sản phẩm ngũ cốc đó chính là ngũ cốc chứa nhiều chất béo. Thực tế thành phần chất béo trong ngũ cốc khá thấp, khoảng 2 – 5% trên 100mg. Nhưng một lượng ít ỏi chất béo đó có thể cung cấp đủ lượng chất béo cho cơ thể. Bởi lẽ chúng bổ sung đến 50% lượng chất béo mà cơ thể cần hằng ngày.

4. Các loại rau khô

Hầu hết các loại rau đều có thể được sấy khô để làm đồ ăn nhẹ; hoặc dùng để chế biến các món ăn khác. Giống như trái cây, rau khô có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên chúng cũng bị mất vitamin A và C trong quá trình làm khô.

Lời kết

Việc bảo quản thực phẩm khô đúng cách là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì chất lượng, an toàn và giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm này. Bằng cách tuân theo những nguyên tắc cơ bản như lưu trữ trong nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và đảm bảo niêm phong kín đáo. Chúng ta có thể đảm bảo thực phẩm khô luôn giữ được hương vị tuyệt hảo cùng chất dinh dưỡng trong suốt thời gian dài.

Đồng thời, việc tận dụng túi hút ẩm, hút chân không và sử dụng hộp đựng kín đáo sẽ giúp cho quá trình bảo quản trở nên hiệu quả hơn.

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp ích được bạn, Az Review cảm ơn quý bạn đọc đã luôn quan tâm theo dõi những chia sẻ thú vị từ chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan