Xôi ngũ sắc không chỉ đa dạng màu sắc mà còn quyến rũ với nhiều hương vị thơm ngon. Một món ăn không những thu hút mọi ánh nhìn bởi những màu sắc rực rỡ, hài hòa mà còn bởi hương thơm đượm của gạo nếp. Dưới đây là cách giúp bạn nấu xôi ngũ sắc đẹp mắt, ngon nhất từ những nguyên liệu tạo màu tự nhiên. Hãy học cách nấu xôi ngũ sắc ngon nhất trong bài viết sau từ Az Review bạn nhé.
Mục Lục Bài Viết
Xôi ngũ sắc là loại xôi gì?
Gọi là xôi ngũ sắc vì món xôi này được tạo thành từ 5 màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Tày thường làm xôi ngũ sắc vào các ngày cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày mồng 5 tháng 5, rằm tháng bảy hàng năm… với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn phát đạt.
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp thơm dẻo, gạt đều không lẩn tẻ trộn đều cùng các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu sắc khác nhau, tạo ra món xôi không chỉ độc đáo về hình thức mà còn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Ý nghĩa của loại xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là tinh hoa ẩm thực của cao nguyên đá Hà Giang. Khi nhắc đến một món ăn truyền thống được dùng trong tất cả những dịp lễ tết của người Việt thì chắc chắn không thể không kể đến xôi. Món xôi ngũ sắc đối với người dân tộc Tày cũng vậy.
Từ những hạt gạo nếp mẩy tròn cùng các nguyên liệu thiên nhiên như lá cây, quả gấc, nghệ… qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc Tày đã tạo nên một món xôi đậm đà bản sắc dân tộc. Món xôi thường được làm sau những vụ lúa vừa là để cảm tạ đất trời đã ban cho dân làng một năm mùa màng tốt tươi, cũng vừa là để cầu mong cho một năm mới làm ăn thuận lợi.
Món xôi với 5 màu: đỏ, xanh, trắng, tím, vàng biểu trưng cho ngũ hành. Theo quan niệm của người Tày, màu sắc của xôi càng đẹp thì gia đình sẽ càng phát đạt, thịnh vượng. Trong đó, màu đỏ mang ý nghĩa của khát vọng. Màu xanh tượng trưng cho sự tươi tốt của núi rừng, cây cỏ. Màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc ấm no đủ đầy. Màu tím tượng trưng cho sự trù phú của đất đai. Và màu trắng còn lại tượng trưng cho tình yêu trong khiết, chung thủy.
Để chế biến được món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt nhất, người Tày sẽ dùng gạo nếp cái hoa vàng – loại nếp mềm dẻo và sẽ cho hương thơm ngào ngạt khi chõ xôi.
Gạo phải được ngâm trước khi cho lên chõ. Trước khi nấu, gạo sẽ được tạo màu bằng các nguyên liệu tự nhiên từ núi rừng.
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc
- 1 kg gạo nếp bắc
- 250g lá dứa
- 250g lá cẩm tươi
- 4 hột gấc
- 20g mè rang
- 20g đậu phộng rang
- 200ml nước cốt dừa
- 10ml rượu trắng
- 20g bột nghệ tươi
- Gia vị: Đường, muối
– Để chọn gạo nếp ngon, nên chọn hạt nếp to, tròn đều và có màu trắng đục và khi cảm nhận bằng miệng có thể cảm nhận được vị ngọt nhẹ
– Khi hái lá dứa, nên chọn lá phát triển ở nơi sạch sẽ, lấy về rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong vòng 5 – 10 phút.
Cách làm nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc
Bước 1: Pha màu nước
Màu tím: Lá cẩm mua về rửa sạch, cắt nhỏ và bỏ vào nồi. Đổ nước bằng 1/2 thể tích của lá để màu được đậm hơn. Bắc nồi lên bếp và nấu nước lá cẩm trong khoảng 15 – 20 phút để lá cẩm ra hết màu. Đổ nước lá cẩm qua rây lọc để chắt nước.
Màu xanh: Lá dứa cắt thành những khúc nhỏ và thêm vào nửa chén nước. Sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn, sau khi xay xong sẽ lọc nước cốt lá dứa và bỏ phần bã.
Màu gấc: Bạn nạo hột gấc ra và đổ vào gấc 1 muỗng rượu trắng. Dùng tay bóp cho màu gấc được tan đều.
Bước 2: Pha muối mè
Cho 3 muỗng mè rang, 3 muỗng đậu phộng rang vào chén và dùng chày dã dập hỗn hợp. Thêm vào 3 muỗng đường, 1 muỗng muối và trộn đều hỗn hợp muối mè.
Bước 3: Ngâm gạo nếp
Vo sạch 1kg nếp bắc và chia gạo ra 5 phần bằng nhau để tạo thành 5 màu xôi khác nhau. Sử dụng 2 trong 5 phần để tạo màu trắng và màu gấc rồi đem ngâm với nước. Đổ nước lã ngập mặt nếp.
Để tạo màu vàng cho xôi, cho 1 muỗng bột nghệ tươi và đổ nước ngập mặt nếp để ngâm. Lần lượt thêm nước cốt lá dứa và nước lá cẩm vào ngâm để tạo màu xanh và tím cho xôi. Ngâm nếp trong ít nhất 5 tiếng đồng hồ hoặc có thể ngâm qua đêm cho hạt nếp nở ra.Tiếp đó, bạn vớt gạo ra và để ráo.
Đổ hỗn hợp màu gấc vào nếp đã ngâm và bóp cho màu gấc đều với nếp.
Nêm vào mỗi màu xôi ½ muỗng muối ăn và trộn đều.
Cách chọn xôi dẻo ngon để nấu xôi ngũ sắc
Thông thường loại gạo để nấu xôi ngũ sắc là gạo Tú Lệ – Một loại gạo nếp thơm của người Tày. Trong đó bạn nên chọn những loại gạo có hạt mẩy, đều, sở hữu mùi thơm đặc trưng của cây cỏ. Đặc biệt về hình thái các loại hạt gạo tròn có màu trắng trong nhạt không đục như những loại gạo nếp ở các vùng khác.
Bên cạnh đó các bạn có thể sử dung răng cắn nhẹ lên phần thân gạo, nếu gạo dễ gãy thì đó không phải loại gạo ngon để nấu xôi ngũ sắc
Cách làm xôi ngũ sắc đầy đủ từ A – Z
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Trước khi nấu, bạn vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước để qua đêm cho gạo nở ra.
– Rửa sạch các loại lá cẩm, lá dứa.
– Nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, giã nguyễn.
Bước 2: Các bước tạo màu
– Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm vào 1lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.
– Lá cẩm đem cắt khúc rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước lọc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Lúc này, nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím còn bỏ lá đi.
– Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, bóp lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.
– Lấy 1 bát đựng gấc, thêm vào một chút rượu trắng, dùng tay đeo bao nilong bóp thật kỹ đến khi phần thịt gấc tách hết ra khỏi hạt, bỏ hạt đi.
Bước 3: Đồ xôi ngũ sắc
– Chia phần gạo nếp đã ngâm qua đêm làm 5 phần. Cho mỗi phần ngâm với một loại nước màu đã chuẩn bị (nước lá cẩm, nước lá dứa, nước nghệ), thêm 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối. Ngâm trong khoảng 3 giờ thì ta được 3 loại màu.
– Còn một phần trộn đều với thịt gấc thêm 1 thìa cà phê muối trộn đều, một phần giữ nguyên và cũng thêm muối.
– Sau khi ngâm, cho gạo nếp vào nồi đồ xôi, bật lửa lớn để hạt gạo nếp được nở chín đều. Sau 30 phút dùng đũa để xới tơi, nếu thấy xôi có vẻ khô thì có thể rưới thêm chút nước lên trên. Hấp cho đến khi xôi chín mềm thì tắt bếp, bắc nồi xôi xuống.
Trang trí xôi ngũ sắc
Ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày thường chế biến món xôi năm màu trang trí làm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn. Để có món xôi màu dẻo thơm, người nấu sẽ chọn loại gạo nếp thơm, hạt mẩy đều. Còn màu sắc của xôi phụ thuộc vào các nguyên liệu tạo màu, thường là từ lá cây rừng.
Khi nấu xong, xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Xôi ngũ sắc có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không hề lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Còn có quan niệm rằng, người nào đồ được xôi ngũ sắc có màu chuẩn đẹp thì được xem là người khéo tay, gia đình sẽ làm ăn phát đạt.
Cách nấu xôi mít ngũ sắc
1. Nguyên liệu làm Xôi mít ngũ sắc
- Gạo nếp 1 kg
- Mít chín 300 gr
- Lá cẩm 100 gr
- Lá dứa 100 gr
- Nghệ tươi 200 gr
- Hoa đậu biếc 100 gr
- (khô hoặc tươi đều được)
- Nước dừa 500 ml
2. Cách chế biến Xôi mít ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế mít
Mít mua về tách múi, rạch 1 đường dọc theo múi mít để lấy phần hạt ra. Tránh làm rách múi mít nhiều đường thì sẽ khó nhồi phần xôi vào bên trong.
Cho mít vào hộp kín hoặc túi zip, để trong ngăn mát tủ lạnh đến khi thưởng thức.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn đổ thêm vào 1 lít nước lọc, lọc lấy nước vàng và bỏ bã đi.
Lá cẩm đem cắt khúc rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước lọc và để lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Lúc này, nước sẽ nhuộm màu tím của lá cẩm, lọc lấy phần nước màu tím, bỏ lá đi.
Lá dứa cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc, chắt lấy nước cốt màu xanh qua rây, bỏ bã đi.
Với hoa đậu biếc tươi, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi (khoảng 1 lít nước), để lửa nhỏ 10 – 15 phút.
Với hoa đậu biếc khô, cho vào tô rồi rót 800ml nước sôi từ 5 – 7 phút cho hoa ra màu.
Bước 3: Ngâm nếp
Vo sạch gạo nếp với 2 – 3 lần nước cho trong. Sau đó chia gạo nếp làm 5 phần đều nhau (mỗi phần 200gr).
Ngâm riêng mỗi phần gạo nếp với các loại nước tạo màu tự nhiên, còn 1 phần gạo nếp còn lại thì ngâm nước lạnh bình thường nhé.
Ngâm gạo nếp trong khoảng 2 – 3 giờ cho gạo ngấm màu đẹp. Sau đó, vớt gạo nếp ra, để ráo nước rồi trộn đều 5 loại gạo nếp lại với nhau.
Bước 4: Hấp xôi
Cho 500ml nước dừa tươi vào nồi, bật bếp lửa vừa nấu sôi. Đổ nếp vào xửng, dàn đều, hấp khoảng 30 phút.
Lưu ý khi nấu xôi ngũ sắc
– Một số người gặp phải tình huống xôi bị khô ở trên, nhão ở dưới. Do gạo quá nhiều hoặc nén gạo quá chặt làm bí lỗ thông hơi, không đủ hơi nóng để chín.
– Tùy vào kích thước nồi mà bạn có thể đồ 1 hay nhiều màu một lần. Nếu bạn có nồi đồ xôi lớn thì có thể đồ cả 5 loại xôi trong 1 lần.
– Bí quyết nấu xôi ngon, chín đều bằng cách cho gạo vào nồi hấp, dùng tay trải nhẹ nhàng từng lớp gạo, dùng khăn ẩm trùm bên ngoài cho nồi xôi luôn giữ nhiệt và không bị mất nước.
– Lượng nước cho vào nồi hấp chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Nước quá nhiều làm cho hơi nước bốc mạnh, xôi dễ bị nhão và nát. Khi xôi còn sống, bạn có thể châm thêm nước.
– Khi thấy xôi bị khô, có thể rưới chút nước lên, nếu bạn rưới nước cốt dừa thì càng ngon nhé.
– Khi nấu xôi có thể không dùng nước cốt dừa, nhưng nếu ngâm gạo với nước cốt dừa thì xôi sẽ dẻo bùi, mùi vị rất tuyệt vời.
Lời kết
Xôi ngũ sắc (xôi 5 màu) thường dùng trong những dịp Tết, lễ cúng,… Một số nơi thường ăn kèm xôi ngũ sắc với dừa nạo, hoặc thịt rim mặn. Giờ đây, bạn có thể trổ tài “nữ công gia chánh” nấu món xôi ngũ sắc rồi! Hãy bỏ túi công thức và bí quyết nấu xôi ngon nhé! Đừng quên lưu lại danh mục ẩm thực của Az Review để xem thêm nhiều chia sẻ hay về ẩm thực 3 miền bạn nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi cách nấu xôi ngũ sắc của Az Review. Hãy chia sẻ với chúng tôi về thành quả của bạn nhé! Nếu bạn có cách làm nào khác đừng ngần ngại chia sẻ công thức nấu của bạn ngay tại comment dưới bài.
Az Review xây dựng nội dung đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên internet. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ chúng tôi sẽ cập nhật và xử lý!