Cách tập cho bé bú bình nhanh chóng hiệu quả 100%

18478 Lượt xem

Việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu vì núm vú không giống nhau. Thậm chí, nhiều trẻ còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc hoặc bỏ bữa. Vậy làm thế nào để tập bú bình hiệu quả cho trẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ?

Theo nhiều mẹ từng trải qua giai đoạn tập cho bé bú bình, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu vì núm vú không giống nhau. Thậm chí, nhiều cục cưng còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc hoặc bỏ bữa luôn. Với bí quyết của các chị em đã thành công, các mẹ có thể tìm được cách hiệu quả giúp con vui vẻ ti bình. Mời các mẹ xem ngay chia sẻ dưới đây của Az Review

Tại sao mẹ phải tập bú bình cho trẻ

Một số bà mẹ cho con bú mẹ trong những tháng đầu tiên, nhưng do hoàn cảnh về công việc, gia đình… khiến việc sắp xếp thời gian cho con bú mẹ trực tiếp trở nên khó khăn. Vì vậy, có thể nghĩ đến việc cai bú mẹ cho con “bán phần”, có nghĩa là mẹ giảm số cữ cho con bú mẹ trực tiếp lại và thay thế bằng những cữ bú bình – nhưng cũng bằng sữa mẹ vắt ra.

Vì một số lý do cá nhân, một số bà mẹ cảm thấy muốn ngưng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, và chuyển sang sữa công thức, hay sữa tươi tiệt trùng thanh trùng (sau 1 tuổi) cho trẻ bằng cách tập cho trẻ bú bình. Đây không phải là một lựa chọn lý tưởng cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng – 1 năm đầu đời của trẻ, vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng có giá trị vượt trội và có tính chất bảo vệ phát triển, tăng trưởng của các hệ cơ quan của bé một cách tối ưu nhất.

Dù là cai bú mẹ bán phần hay toàn phần, thì điều quan trọng là không nên làm quá nhanh và đột ngột. Thay vì vậy, nên lên kế hoạch cai bú mẹ từ từ, trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, tùy theo từng trường hợp.

Lựa chọn bình và các phụ kiện đi kèm phù hợp

Trước tiên, bạn cần phải chọn mua bình sữa và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng phù hợp. Hiện tại trên thị trường hiện nay, các loại bình và núm vú khá đa dạng về mẫu mã và thiết kế và chưa có một quy chuẩn nào xác định loại bình nào sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý chọn mua các loại bình sữa có cấu trúc dễ vệ sinh, dễ rửa và tiệt trùng là một trong những tiêu chí cần cân nhắc.

Cách tập cho bé bú bình

Chuẩn bị cho trẻ bú bình

1. Tiệt trùng các dụng cụ

Các mẹ cần đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ bình sữa và núm vú bình. Trong trường hợp bạn sử dụng sữa mẹ vắt ra, hãy lưu ý cần phải tiệt trùng cả dụng cụ vắt sữa hay máy vắt sữa và kiểm tra sữa không bị hỏng trước khi cho trẻ bú.

Cùng với đó, hãy rửa tay thật sạch trước khi pha sữa công thức cho bé.

2. Kiểm tra dòng chảy của núm ti

Kiểm tra dòng chảy của núm ti trên bình sữa nhằm xác định sữa có chảy ra đều đặn hay không, nhờ đó bé có thể dễ dàng hút ra từ núm ti hay không. Để thực hiện, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng.

Lúc này, sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm và đang bị tắc lại, khi đó bé sẽ cảm thấy hút khó khi bú.

Nên chọn núm ti phù hợp với độ tuổi của bé, có 3 kích thước ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi.
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên.

Đặc biệt, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, thiết kế núm ti là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé

3. Kiểm tra nhiệt độ của sữa (nhằm tránh để trẻ bị bỏng)

Cuối cùng, các mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp để cho bé bú hay chưa, để xác định, nhỏ vài giọt ra cổ tay, nhiệt độ âm ấm là phù hợp. Tránh trường hợp nhiệt độ sữa quá nóng sẽ gây bỏng cho bé và dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.

Cách tập cho bé bú bình mẹ nên biết

Có một khoảng thời gian thích hợp để cho trẻ bú bình. Tránh làm điều đó quá muộn hoặc quá sớm. Hãy cho bé thời gian để bé hoàn toàn thành thạo trong việc bú mẹ. Thường thì khoảng thời gian 2 đến 4 tuần sau khi sinh hãy bắt đầu những cách tập cho bé bú bình. Trừ các bé sinh ra sớm, còn lại hầu hết với trẻ thì đây là thời gian phù hợp.

Tư thế cho con bú bình

1. Chuyển đổi qua lại giữa bú bình và bú mẹ

Mẹ hãy thường xuyên thay đổi giữa hai phương tiện cho bú. Hãy cho trẻ làm quen từ từ với việc bú bình. KHông nên làm trẻ bị shock khi ngay lập tức thay việc bú mẹ bằng bú bình. Cách tập bé bú bình này cho trẻ cơ hội phát triển kỹ năng bú bình bằng cách thường xuyên chuyển đổi giữa bú mẹ tự nhiên và bú bằng bình.

2. Tạo môi trường thư giãn trong khi tập bú bình

Với cách tập cho con bú bình này, mẹ tạo ra môi trường thư giãn cho trẻ bằng việc bật nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như nhạc cổ điển hoặc dân gian. Tốt hơn cả là có thể hát ru cho trẻ nghe, kết hợp với động tác đung đưa. Một căn phòng yên tĩnh, ít bị làm phiền cũng là một cách tập trẻ sơ sinh bú bình hữu ích. Điều này không những mang lại tâm lý thoải mái cho trẻ, mà mẹ cũng có những giây phút thư giãn.

3. Thử cách tập cho bé bú bình khi bé thức dậy

Lúc mới thức dậy là khoảng thời gian trẻ có xu hướng bú nhiều nhất trong ngày. Mẹ hãy thử cách tập cho em bé bú bình vào khoảng thời gian này. Bản năng ăn uống của trẻ vẫn được tiếp tục khi trẻ đang trong cơn ngái ngủ. Đừng để trẻ đói quá rồi mới cho ăn. Vì khi đó, trẻ sẽ quấy khóc và việc cho bú trở nên khó khăn hơn. Đây là cách tập bé bú bình hiệu quả nhất và tự nhiên nhất mà mẹ có thể áp dụng.

4. Cách tập cho bé bú bình – Hỗ trợ từ người thân

Nhờ các thành viên trong gia đình thay phiên nhau cho trẻ bú bình. Mỗi người sẽ bế một cách khác nhau để trẻ làm quen với sự khác biệt. Từ đó trẻ có thể tự điều chỉnh cơ thể để phản xạ bú bình trở thành tự nguyện trong tương lai. Cách tập bú bình cho trẻ này sẽ giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời hình thành ở trẻ tính tự lập và tự nguyện bú sữa bằng bình.

5. Một số mẹo khác giúp cho bé tập bú bình

Nếu con đã 2-3 tháng hoặc lớn hơn nữa mà vẫn chưa biết bú bình. Mẹ cũng không có cách tập cho bé bú bình hiệu quả, thì vẫn có thể áp dụng một số chiến lược sau:

– Cho bé ngậm núm vú giả nhiều hơn. Cách tập trẻ bú bình này sẽ giúp hình thành và tăng cường khả năng bú bình.

– Nếu bé chưa thử ngậm ti giả. Mẹ hãy cho bé ngậm thường xuyên hơn để giúp xoa dịu khi bé quấy khóc. Điều này cũng giúp bé học cách tổ chức cử động miệng và nó làm trẻ bình tĩnh hơn. Khi việc này quen thuộc hơn với trẻ, mẹ hãy cho trẻ ngậm ti 20 – 30 giây trước khi cho bú bình. Cách tập con bú bình này giúp bé có sự chuẩn bị và bình tĩnh hơn khi bắt đầu bú bình.

– Hãy dùng cách tập cho bé bú sữa bình bằng việc nhẹ nhàng kéo ti giả khi bé bú. Đảm bảo làm việc này ít nhất 3 đến 5 lần một ngày, bao gồm cả trước khi cho bé bú bình. Điều đó giúp trẻ hình thành thói quen bám chặt vào núm của bình sữa.

Thử cho con dùng nhiều loại bình sữa hoặc ti giả khác nhau. Đôi khi cách tập cho trẻ bú sữa bình chỉ đơn giản là việc tìm đúng loại bình sữa hoặc ti giả mà trẻ thích.

Tư thế cho bé bú bình đúng cách

Một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người đó chính là để cho trẻ bú khi nằm nghiêng hoặc ngửa. Đây là tư thế có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa khi nuốt và quá nhiều hơi.

Thay vào đó, hãy bảo tư thế ngồi của bạn thật thoải mái và bế trẻ trong lòng theo tư thế dốc, để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần cơ thể còn lại.

Một số lưu ý khi mẹ cho bé bú bình

Mẹ hay nắm rõ các lưu ý dưới đây để yên tâm cho con bú bình mẹ nhé

1. Đừng để con lại một mình

Các mẹ tuyệt đối không để trẻ tự bú sữa một mình mà cần phải luôn chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phòng khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa còn xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, khi bé bú xong, các mẹ vẫn cần xem con có biểu hiện lạ hay không.

2. Cho trẻ bú theo nhu cầu

Mỗi trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên khả năng tiếp nhận sữa mẹ sẽ không giống nhau. Các mẹ vì vậy đừng ép trẻ bú khi trẻ không muốn, không ép trẻ bú thêm khi trẻ biểu hiện đã no.

Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non.

Khi bé 3 – 6 tháng tuổi, bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.

Khi bé được 6 – 12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.

3. Bỏ đi những phần sữa thừa

Hãy bỏ đi những phần sữa thừa trong bình dù là sữa mẹ hay sữa công thức sau khi con đã bú xong. Sữa thừa dù đã được bảo quản kỹ thì cũng đã bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe của bé

4. Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi là việc làm cần thực và bạn nên đôi khi thực hiện trong lúc bé bú. Đặc biệt, nếu bé khó chịu hay quấy khóc, hãy dừng cho trẻ bú và vỗ ợ hơi cho con trước khi tiếp tục cho con ăn.

Khi bé nhả núm vú ra và biểu hiện đã bú no, hãy bế trẻ thẳng lưng, ngực áp vào một bên ngực của bố hoặc mẹ, mặt tựa vào hõm vai bố hoặc mẹ và nhẹ nhàng vỗ lưng để trẻ ợ hơi.

Có thể con sẽ trớ ra một ít sữa, nếu con trớ ra quá nhiều hoặc nôn thành vòi rồng, hãy vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thật sạch sẽ sau khi trẻ nôn xong.

Sau khi vỗ ợ hơi cho bé xong, bế con thẳng lưng thêm một lúc nữa rồi mới đặt con xuống, đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao khoảng 15 phút trước khi cho bỏ gối ra và để con nằm các tư thế khác.

Các mẹ cũng cần lưu ý không bắt trẻ tiếp tục bú sau khi nôn, trớ xong trừ khi con có biểu hiện muốn bú thêm.

Những lý do khiến trẻ không chịu bú bình

Sự khác biệt về cấu trúc khuôn mặt, miệng, lưỡi hoặc hàm của trẻ có ảnh hưởng đến việc trẻ bú. Lý do là những bộ phận trên khuôn mặt này có ảnh hưởng đến cách miệng bám chặt vào núm bình sữa. Vậy nên với những cách tập bé bú bình hiệu quả như trên cũng khó mà khắc phục được.

Các vấn đề trào ngược cũng khiến trẻ khó chịu hoặc cảm giác đau khi ăn. Và điều đó dễ hiểu là sẽ ảnh hưởng đến việc cho trẻ ăn.

Trẻ có cơ miệng yếu hoặc thiếu kích thích bằng miệng. Một em bé rơi và tình trạng này có thể không đủ sức để nạp đủ năng lượng mà chúng cần bằng việc bú. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi những vận động cơ miệng diễn ra bình thường.

Lời kết

Bú bình không phải là việc hoàn toàn khó với hầu hết mọi trẻ, nhưng với nhiều trẻ khác thì ngược lại. Mẹ hãy thật tinh tế và nhẹ nhàng trong khi cho bé bú bình. Những cách tập cho bé bú bình bên trên cũng là những phương pháp tuyệt vời cho mẹ. Cảm ơn các mẹ đã luôn quan tâm theo dõi những chia sẻ thú vị từ chuyên mục mẹ và bé của chúng tôi. Đừng quên để lại comment chia sẻ phía dưới mẹ nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan