Ét o ét là một thuật ngữ gần đây đang được cộng đồng mạng sử dụng rất thường xuyên trên các mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… Vậy Ét o ét là gì? Ét o ét là gì trên Facebook? Mời các cùng Az Review tìm hiểu về hottrend này ngay dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Ét o ét là gì?
Ét o ét là SOS (Tình trạng khẩn cấp). Cách phát âm từ SOS chính là Ét O Ét nên thay vì viết SOS thì cư dân mạng đã chuyển sang thành Ét o ét như một biến thể.
Đây là một cụm từ tiếng Anh viết tắt cho rất nhiều từ như: Save Our Ship (Hãy cứu tàu chúng tôi), Send Out Succour (Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi), Save Our Souls (Gửi cứu trợ), Shoot Our Ship, Sinking Our Ship,…. Tuy nhiên, cụm từ viết tắt chuẩn nhất và được nhiều người sử dụng theo nghĩa này nhất là Save Our Souls (hãy cứu lấy linh hồn chúng tôi). Nghĩa này xuất hiện bởi các từ ghép lại của tiếng Anh sau đây:
– Our: Đây là tính từ sở hữu, của chúng tôi, của chúng ta.
– Save: Có nghĩa là giúp đỡ, cứu giúp nhưng cũng có nghĩa là “Tiết kiệm” (Save Money)
– Souls: Những tâm hồn, từ nguyên bản là Soul có nghĩa là tâm hồn.
Khi ghép 3 từ riêng lẻ này chúng ta sẽ được cụm từ Save Our Souls mang ý nghĩa trên.
Ét o ét trên Tiktok
Các bạn trẻ sử dụng Ét Ô Ét hoặc SOS trên Tiktok và các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích thay cho cụm từ “cứu với” trước những status hoặc bình luận khó đỡ, không đỡ được hoặc quá hài hước khiến người đọc phải đi cấp cứu, cần sự trợ giúp.
Trend Ét O Ét SOS trên Facebook
Trend ét o ét đang tràn ngập trên các mạng xã hội như Tiktok, Instagram, Facebook… được giới trẻ tìm kiếm rất nhiều. Về cơ bản thì vẫn là SOS tình trạng khẩn cấp, cần được trợ giúp hỗ trợ ngay lúc đó. Ngay cả chương trình hot năm nay là Sao Nhập Ngũ cũng bắt trends ét o ét rất nhanh.
Thuật ngữ SOS bắt nguồn từ đâu?
Không giống như WD-40, CVS và TASER, SOS không phải là từ viết tắt: SOS là một chuỗi mã Morse, được chính phủ Đức cố ý đưa ra trong bộ quy định vô tuyến năm 1905 để nổi bật hơn so với các đường truyền điện báo ít quan trọng hơn.
Được dịch sang mã Morse, SOS trông giống như sau:
“. . . – – -. . . ”
Ba chấm, ba gạch ngang, ba chấm. Vào thời điểm mà các tàu quốc tế ngày càng đổ bộ vào các vùng biển và mã Morse là cách duy nhất để liên lạc tức thời giữa chúng, các tàu thuyền cần một cách nhanh chóng và không thể nhầm lẫn để báo hiệu rằng sự cố đang xảy ra.
Lúc đầu, các quốc gia khác nhau sử dụng các mã khác nhau. Anh, chẳng hạn, đã ưu ái CQD; khi tàu Titanic chìm xuống đại dương vào tháng 4 năm 1912, nó đã phát đi sự kết hợp của các cuộc gọi CQD và SOS (sự nhầm lẫn dẫn đến việc đưa CQD không còn được sử dụng nữa).
Chuỗi các dấu ba chấm và dấu gạch ngang do chính phủ Đức đề xuất đã nhanh chóng trở thành chuỗi được yêu thích trên toàn thế giới vì sự đơn giản thanh lịch của nó. Được truyền đi không ngừng và lặp lại vài giây một lần, ý nghĩa của SOS là không thể nhầm lẫn, đặc biệt vì nó không tạo thành bất kỳ từ hoặc viết tắt nào đã biết.
Ngoài ra còn có một sự hấp dẫn về mặt hình ảnh. Trong khi cùng một loạt dấu chấm và dấu gạch ngang cũng có thể dễ dàng dịch sang chuỗi mã Morse cho VTB, SMB và các chuỗi khác, SOS có một sự đối xứng có thể nhận ra ngay lập tức.
SOS không chỉ là một từ palindrome (một từ đọc ngược và xuôi giống nhau mà còn là một ambigram, một từ trông giống hệt nhau dù đọc ngược hay phải). Chẳng hạn như khi được chạm khắc vào một bờ tuyết, hoặc được tạo ra từ những tảng đá trên bãi biển, SOS vẫn trông giống như SOS cho dù chiếc trực thăng cứu hộ tiếp cận theo cách nào.
Sử dụng SOS trong trường hợp nào?
1. Các trường hợp sử dụng
Ban đầu, SOS là tín hiệu cấp cứu của tàu thuyền khi gặp nạn trên biển nhưng hiện nay, ký hiệu này đã được thế giới công nhận và sử dụng phổ biến trong mọi trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp.
2. Cách sử dụng SOS đúng hoàn cảnh
Âm thanh: ban đầu, SOS là tín hiệu âm thanh cầu cứu trên biển nên bạn cũng có thể sử dụng âm thanh này để liên lạc thông qua các thiết bị điện tử.
Hình ảnh: nếu bạn không có đèn pin hay thiết bị phát âm thanh thì có thể vẽ, nhặt các vật dụng xung quanh để xếp thành chữ SOS phát tín hiệu cầu cứu, xin sự trợ giúp.
Tín hiệu đèn pin: bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu SOS tương tự ký hiệu trong mã Morse bao gồm: ba lần nháy đèn ngắn, ba lần nháy đèn dài và ba lần nháy đèn ngắn.
Ngoài ra, với sự phát triển của thiết bị liên lạc, một số cụm từ khác cũng được dùng với ý nghĩa cầu cứu.
Mayday” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, có nghĩa là “m’aidez” (giúp tôi). Đây là một trong các tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS, được Công ước Quốc tế. thông qua vào năm 1927
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, một số tín hiệu cảnh báo cũng được sử dụng theo từng hoàn cảnh khác nhau như: SSS (cảnh báo tàu ngầm tấn công), AAA (cảnh báo máy bay ném bom), QQQ (cảnh báo tàu chiến tấn công), RRR (cảnh báo máy bay chiến đấu tấn công).
Tại sao SOS là tín hiệu cấp cứu khẩn cấp?
Sở dĩ, lý do SOS được chọn là tín hiệu cấp cứu khẩn cấp trong bất kỳ trường hợp, hoàn cảnh nào bởi vì SOS là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng, đặc biệt khi xoay ngược lại hoặc đọc từ bên phải sang thì từ SOS vẫn không đổi, giúp nhận diện dễ dàng với khoảng cách xa như từ trên máy bay cứu nạn chẳng hạn.
Lời kết
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này bạn đã biết Ét o ét là gì? SOS là gì? Ét o ét là gì trên Facebook, Tiktok? rồi phải không nào. Hãy bắt trend này ngay nhé, đừng quên theo dõi những chia sẻ thú vị khác từ chuyên mục blog của chúng tôi. Az Review cảm ơn bạn đã luôn quan tâm và theo dõi những chia sẻ của chúng tôi.
Az Review xây dựng nội dung đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên internet. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ chúng tôi sẽ cập nhật và xử lý!