Vải Viscose là vải gì? Đặc tính, ưu điểm, ứng dụng trong may mặc

23814 Lượt xem

Vải viscose còn có tên gọi khác là rayon. Theo thống kê của thế giới, đây là loại vải thun được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Đặc biệt vào mùa hè, các sản phẩm làm từ loại vải này càng thịnh hành hơn bao giờ hết. Vải viscose khá xa lạ so với một số người dùng không chuyên trong ngành thời trang, nhưng rất được ưa chuộng đối với các nhà thiết kế, các nhà tạo mẫu thời trang. Vải viscose được ứng dụng khá phổ biến trong may mặc và phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Mời bạn xem chia sẻ chi tiết về loại vải nay ngay dưới đây cùng Az Review

Vải viscose là loại vải gì

Vải viscose là vải được dệt từ chất xơ của sợi cellulose được tái sinh qua các loại cây như đậu nành, tre và mía. Cấu trúc của vải viscose tương tự như vải sợi cotton với đặc tính nổi trội là mềm mịn, thoáng mát và không có tính đàn hồi, ít co giãn. Vải viscose được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ thời trang, may mặc đến các lĩnh vực sản xuất các vật dụng khác như giấy bóng kính, vỏ xúc xích, lốp xe và đai của xe ô tô,…

Vải viscose có nguồn gốc từ nước Anh vào năm 1892 bởi 3 nhà khoa học người Anh là Frederick Cross, Clayton Beadle và Edward John Bevan. Vải viscose chính thực được ra mặt thị trường và được ứng dụng sản xuất vào năm 1905.

Trước kia hầu hết sản lượng vải viscose được sản xuất tại Anh và Mỹ, hiện nay thị phần viscose lớn nhất thế giới được chiếm lĩnh bởi các quốc gia đông dân như: Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, và Trung Quốc. Các quy định sản xuất vải viscose không quá chặt chẽ và sử dụng được nguồn lao động giá rẻ nên phần lớn việc sản xuất, dệt vải viscose được chuyển sang các nước đang phát triển.

Chất liệu Vải viscose

Lịch sử xuất xứ của loại vải viscose

Viscose Rayon bắt nguồn từ châu Âu. Chất liệu này được nhà khoa học và nhà công nghiệp người Pháp Hilaire de Chardonnet 1839-1924 phát minh và phát triển thành chất liệu thương mại sau đó để thay thế cho tơ tằm.

Quy trình sản xuất vải Viscose lần đầu tiên được cấp bằng sáng chết vào năm 1892 do các nhà khoa học người Anh là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle tạo ra.

Đến năm 1905, rayon viscose thương mại đầu tiên đã có mặt trên thị trường.

Phân loại vải viscose ( Rayon )

Để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, người ta chia vải Viscose thành những loại sau:

1. Vải Viscose thông thường

Đây là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Đặc tính dễ thấy của chúng chính là dễ bị co lại khi bị ướt. Muốn bảo quản vải Viscose cũng như những sản phẩm từ loại vải này, các bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô thông thường hoặc mang ra những cửa hàng giặt chuyên nghiệp để giữ chất lượng tốt nhất cho vải.

Ứng dụng phổ biến của vải Viscose thường chính là sản xuất quần áo đồng phục và các đồ trang trí nội thất trong nhà. Hiện nay tại Hồ Chí Minh có rất nhiều nơi bán loại vải này. Bạn có thể tìm đến các khu chợ vải giá sỉ tại Sài Gòn để lựa chọn.

2. Viscose có độ bền cao

Ưu điểm của chất liệu này chính là độ bền cao và khả năng chịu lực lớn bởi chúng thường được tráng lên cao su hoặc hoặc chất hóa học để chống ẩm và ổn định kết cấu. Chính vì vậy, loại vải này thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô, các mặt hàng dệt may đòi hỏi khả năng chịu lực lớn,…

3. HWM Rayon

HWM Rayon là một loại vải có khả năng thấm hút ưu việt và sở hữu đầy đủ các tính chất của vải Viscose thông thường. Điều đó đã giúp quá trình làm bóng và vệ sinh vải trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Đặc biệt hơn, với loại vải này, bạn có thể thoải mái lựa chọn phương pháp giặt mà không lo chất lượng vải bị ảnh hưởng.

Quy trình sản xuất vải viscose

Quy trình để tạo ra được những sợi Viscose khá là phức tạp, đòi hỏi cần phải có một kỹ thuật chuyên môn cao. Những sợi vải Rayon thường được sản xuất tại những nhà máy có quy mô lớn, máy móc, hóa chất đa dạng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Nhà sản xuất có thể thêm hoặc giảm lượng chất phụ gia phù hợp, để giúp cho ra đời các sản phẩm từ sợi Viscose ưu việt. Quy trình sản xuất như sau:

Bước 1

Thành phần xenlulozơ khi cho vào sẽ được xay nhỏ, trộn đều với một số chất Natri hydroxit để tạo thành dung dịch Xenlulozơ kiềm giống màu nâu gỗ. Một vài những tạp chất được loại bỏ ngay trong quá trình này. Nhằm mang đến độ tinh khiết và tỷ lệ xenlulozo đạt 90%.

Bước 2

Dưới sự tác động mạnh của những con lăn, xenlulozo được ép bỏ đi các chất dư thừa. Sau đó cắt thành nhiều mảnh vụn nhỏ.

Bước 3

Bột xenlulozơ được xử lý nhờ carbon disulfide sau đó hòa tan trong (NaOH). Và thành phẩm được ra đời ở quá trình này chính là Viscose, sau đó chúng tiếp tục được ngâm và hòa tan vài giờ.

Bước 4

Dung dịch được cho qua máy đùn sợi để tạo sợi vải viscose hay vải xenlulo tái sinh. Sau đó, những sợi vải đó được cho vào ngâm trong dung dịch axit sunfuric rồi đặt kéo và rửa sạch.

Bước 5

Khi đã được kéo tạo thành sợi và chúng được mang đi dệt thành vải. Và sản phẩm cuối cùng được mang đi đóng gói và đưa ra thị trường để tạo thành những sản phẩm theo nhu cầu.

>> Có thể bạn quan tâm chất liệu vải gấm được yêu thích hiện nay

Ưu điểm của loại vải viscose

Vải viscose sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời như như có giá thành khá rẻ vì thế đây được biết đến như là giải pháp thay thế hoàn hảo nhất cho sợi vải lụa.

– Viscose có khả năng thoáng khí hút cực tốt không thua kém gì chất liệu cotton.

– Một trong những điểm mạnh của viscose chính là tính linh hoạt và khả năng pha trộn với nhiều loại sợi khác nhau giúp giảm chi phí cũng như thời gian để tạo độ bóng, độ mềm mại,…

– Chất liệu này có sức đề kháng vừa phải với axit.

– Vải viscose cũng tương đối nhẹ và không tích điện trong quá trình sử dụng mang đến cảm nhận thoải mái nhất cho người dùng.

>> Có thể bạn quan tâm: chất liệu vải lụa

Nhược điểm của loại vải viscose

Toàn bộ quá trình sản xuất viscose hiện nay vẫn còn là một bài toán khó tìm lời giải cho công cuộc bảo vệ môi trường sống. Việc sản xuất vải viscose khiến cho diện tích các khu rừng tự nhiên trên thế giới nhanh chóng bị suy giảm do phải sử dụng nguồn nguyên liệu chất xơ khá lớn. Một ước tính đã chỉ ra rằng khoảng 30% sản lượng vải viscose trên thế giới được sản xuất là do tàn phá các khu rừng cổ, lâu năm.

– Phá rừng: Việc sản xuất vải viscose đã tàn phá rất nhiều khu rừng cổ xưa, đe dọa đến môi trường sống của các loài động vật và tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên của quốc gia.

– Dễ cháy: Vải viscose được làm từ bột gỗ nên rất dễ cháy và khả năng chống bào mòn của vải viscose cũng rất kém so với các loại vải thông thường khác.

– Nhiều hóa chất độc hại: Người ta sử dụng các loại hóa chất có nồng độ cao dễ gây ô nhiễm môi trường để sản xuất ra vải viscose như axit sunfuric, carbon và lưu huỳnh…

– Khó vệ sinh: Vải viscose rất kị nước nên chất liệu này thường được vệ sinh làm sạch bằng cách giặt khô và khâu vệ sinh cũng trở nên phức tạp hơn so với các loại vải khác.

Ứng dụng vải viscose hiện nay

Vải viscose được sử dụn thay thế vải cotton. Loại vải này rất thích hợp sử dụng cho vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta, vải có độ thấm hút mồ hôi cao hơn cotton, vô cùng thoáng mát, dễ chịu. Ngoài ra, vải visco đem lại cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc, sẽ không có cảm giác quần áo bám chặt vào cơ thể.

– Vải visco còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp vì giá thành rẻ và có thể thay thế cho vải cotton. Ví dụ: Sợi rayon được dùng thay thế cho sợi bông ở nhiều loại lốp xe, dây đai an toàn trong ô tô. Các loại sợi rayon đàn hồi tốt được sử dụng nhiều để sản xuất quần áo.

– Vải visco được sử dụng để may quần áo thời trang, váy đầm, váy, áo sơ mi, áo thun, quần dài,… Loại vải này cũng có thể được sử dụng để làm vật dụng trong gia đình như: Khăn tắm, drap tải giường, khăn lau, khăn trải bàn.

– Ngoài ra, vải rayon ban đầu được sử dụng thay thế cho lụa. Mặc dù nhiều nhà sản xuất sử dụng rayon để thay thế bông, nhưng vẫn có một số công ty sử dụng vải rayon để thay thế lụa, tạo ra nhiều sản phẩm may mặc như: Váy đầm, áo dài, khăn choàng cổ, váy ngủ,… và được đông đảo khách hàng ưa chuộng.

Ứng dụng vải viscose hiện nay

Sử dụng vải viscose trong may mặc hiện nay

Vải viscose được ứng dụng khá phổ biến trong ngành may mặc, được sử dụng để thay thế cho lụa từ đó giúp giá thành sản phẩm được giảm một cách đáng kể. Các vải viscose được ứng dụng để sản phẩm các sản phẩm bao gồm:

– Váy đầm thời trang: những bộ váy đầm thời trang được may bằng vải viscose toát lên vẻ sang trọng, quý phái và thanh lịch cho người mặc.

– Quần áo trượt tuyết: những bộ đồ trượt tuyết được may bằng chất viscose ôm sát vào người để giữ ấm, chống nước, thấm hút mồ hôi và giúp giữ nhiệt cho cơ thể.

– Áo sơ mi: rất nhiều các bạn trẻ và các cô chú trung niên rất ưa thích những mẫu áo sơ mi được may bằng chất vải viscose. Bởi sự đa dạng mẫu mã, màu sắc, mềm mại và thoải mái mà sản phẩm mang lại.

– Quần áo mặc nhà: vải viscose ứng dụng để may những bộ quần áo mặc nhà tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.

– Các loại jacket nhẹ: Áo jacket may bằng vải viscose mỏng nhẹ, có khả năng chống gió cực kì tốt, chống nước đến 90%, ít bị bám bụi, bám các vết bẩn và dễ dàng làm sạch.

Bên cạnh đó, vải viscose còn được ứng dụng để may rèm cửa, may khăn trải giường, được sử dụng trong sản xuất giấy bóng kính và bỏ để bọc xúc xích.

Cách nhận biết sợi visco

Theo phương pháp trực quan: mặt vải cứng, bóng, lâu thấm nước. Khi đã thấm nước thì vải cứng và dễ xé. Nếu cầm một sợi vải và kéo đứt thì chỗ đứt bị xù lông xơ, to và cứng.

Bằng phương pháp đốt: Khi đốt thì vải cháy rất nhanh, cực ít tro hầu như là không có. Mùi giống như là giấy cháy.

Cách bảo quản sợi Viscose

Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên muốn đảm bảo được độ bền cần lưu ý một số cách bảo quản sau:

– Khi giặt không nên ngâm sản phẩm quá lâu trong nước xà phòng

– Không giặt chung với các sản phẩm đậm màu khác

– Không phơi trực tiếp dưới nắng, nên để tự khô

– Dùng xà phòng ít độ kiềm, ít chất tẩy

– Nên dùng tay và giặt trong nước lạnh, tránh vắt hoặc làm xoăn vải.

Cách bảo quản vải Viscose

Để hạn chế vải Viscose bị nhăn bạn nên móc lên khi không sử dụng. Bạn cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát để tránh nấm mốc. Khi giặt không nên ngâm sản phẩm quá lâu trong nước và không giặt chung với các sản phẩm đậm màu khác. Bạn cũng nên hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt để tránh ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm.

Vải viscose được sản xuất ở đâu?

Đây là loại vải được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên khâu sản xuất vô cùng quan trọng, luôn phải tỉ mỉ, cẩn thận. Vì vậy những đơn vị sản xuất vải thường là những nhà máy có quy mô lớn, sở hữu quy trình làm việc hiện đại.

Bởi các bước tạo ra loại vải này quá phức tạp nên nếu muốn chạy thử trong đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, cần có hàng chục nguyên liệu hóa chất và các máy móc sản xuất khác nhau. Tuy nhiên việc thử nghiệm tại đơn vị nhỏ, xác suất thành công khá ít, nên lời khuyên cho bạn, không nên mạo hiểm đầu tư khi chưa thực sự chắc chắn có đầy đủ công cụ hiện đại.

>> Mời bạn xem thêm chất liệu vải voan

Tác động của vải Viscose đến môi trường như thế nào?

Việc Viscose được coi là sợi bán tổng hợp đã khiến nhiều người tiêu dùng coi vải Viscose như cotton về độ bền và tác động đến môi trường. Tuy nhiên, vải Viscose không chỉ đơn giản bao gồm cellulose. Một số hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất vải Viscose rất khó để xử lý sau khi quá trình sản xuất vải kết thúc.

Trên thực tế, nước bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất vải Viscose là mối quan tâm chính kể từ khí loại vải này xuất hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng các hóa chất độc hại là một phần không thể thiếu khi sản xuất vải Viscose.

Chẳng hạn, không thể sản xuất vải Viscose mà không sử dụng natri hydroxit, chất này gây ô nhiễm nước và giảm chất lượng không khí. Carbon disulfide có liên quan đến các tác dụng phụ ở người như dị tật bẩm sinh, ung thư, bệnh về da và bệnh tim.

Hơn nữa, khi chiết xuất cellulose để sản xuất vải Viscose là lãng phí phần còn lại của cây (chiếm tới 70%). Đời sống thực vật và động vật bị tổn hại do việc tạo ra chất liệu này, hệ sinh thái của con người cũng bị ô nhiễm. Ngoài ra, việc sản xuất vải Viscose làm cạn kiệt tài nguyên rừng với tốc độ nhanh.

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về chất liệu vải viscose, cũng như đặc tính, ưu nhược điểm, cách bảo quản loại vải này từ Az Review. Hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mời bạn ghé thăm chuyên mục thời trang của Az Review để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé. Nếu bạn có thêm những thông tin khác về loại vải này đừng ngần ngại hãy chia sẻ với mọi người ngay dưới comment bài viết này.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan