Nhập trạch có cần xem tuổi, thủ tục nhập trạch chuẩn

15800 Lượt xem

Nhập trạch là một trong những công việc vô cùng quan trọng đối với bất kì một gia đình nào dù xây biệt thự đẹp, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại hay xây nhà phố. Đây là công việc có ảnh hưởng tới tài vận cũng như may mắn của các gia chủ. Cũng bởi lí dó này mà nhập trạch trở thành nỗi băn khoăn rất lớn của các gia chủ.

Xưa nay ông bà ta thường quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhập trạch được xem là lễ thông báo, gia chủ đã hoàn thiện công trình, được ngày lành tháng tốt, muốn làm lễ xin phép để có thể dọn vào ở và sinh hoạt. Bởi mọi người quan niệm mỗi khu vực đều có một vị thần cai quản, lễ nhập trạch thông báo đến các vị thần, để họ biết và có thể giúp đỡ mình trong quá trình sinh sống. Bảo vệ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để sinh sống, làm ăn, đúng nghĩa an cư lạc nghiệp.

Nhập trạch là gì

Trước hết, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ nhập trạch là gì và ý nghĩa của nhập trạch. Nhập trạch có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là lễ dọn vào nhà mới. Theo quan niệm dân gian xưa, nhập trạch là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa tới nay.

Theo quan niệm dân gian, ở mỗi nơi lại có những vị thân, quan cai quản khu vực riêng. Việc bạn làm lễ nhập trạch thực chất là việc làm lễ để thông báo cho các vị thần, quan cơ sở tại khu đất về việc gia đình bạn sẽ chuyển tới đó sinh sống, mong các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới có thể thuận lợi và bình an.

Nhập trạch nhà mới

Ý nghĩa nhập trạch theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, nhập trạch là một nghi lễ quan trọng để dọn vào nhà mới. Bởi dân gian tin rằng, mỗi nơi đều có những vị thần, quan cai quản. Việc làm lễ nhập trạch có ý nghĩa thông báo đến các vị thần, quan cai quản khu đất về việc gia đình sẽ chuyển tới sinh sống.

Ý nghĩa của mâm cúng về nhà mới

Theo tín tín ngưỡng từ xa xưa, thủ tục nhập trạch là một việc làm quan trọng nhằm mục đích báo cáo với các vị thần thổ địa – thổ công cũng như gia tiên. Cụ thể, gia chủ muốn thông qua mâm cơm báo với bề trên rằng ngôi nhà đã xây dựng xong, mong các vị chứng giám và phù hộ cho các thành viên trong gia đình tài lộc và bình an. Chính vì vậy, gia chủ thường chọn ngày giờ hoàng đạo mới chuyển đến nhà mới.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Một trong những câu hỏi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua của nhiều chủ nhà chính là lễ nhập trạch có cần xem tuổi. Hay chỉ là chọn ngày lành tháng đẹp để làm lễ, không cần quan tâm đến tuổi của người chủ gia đình.

Nếu như làm nhà phải xem tuổi, không được tuổi mà gia chủ vẫn muốn xây dựng công trình thì phải mượn tuổi làm nhà thì chúng tôi có thể trả lời với các bạn luôn đó là nhập trạch nhất định phải xem tuổi.

Nhập trạch được xem là một trong những vấn đề liên quan đến phong thủy, cần thiết phải xem ngày giờ để tiến hành, nếu làm chu đáo thì gia đình mới có thể gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Nhà có nóc, mỗi gia đình sẽ có một người đứng làm chủ, thường thì là con trai, do đó việc xem tuổi chủ nhà để lựa ngày đẹp hợp với tuổi của người chủ không có gì là phản khoa học, bởi vấn đề này nó thuộc về phạm trù tâm linh của người Việt.

Một số người cho rằng nhập trạch có thể không cần xem tuổi, chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt là được. Quan niệm này cũng không hẳn là sai, nó hoàn toàn đúng nếu bạn tin đó là sự thật.

1. Xét về yếu tố phong thủy

Phong thủy là yếu tố tâm linh hiện được nhiều người xem trọng. Nhất là những người kinh doanh, mua bán. Trong các việc như cưới vợ, động thổ, khai trường, xây nhà… đều phải nhờ thầy phong thủy xem giúp.

Nghi thức nhập trạch cũng nằm trong yếu tố phong thủy. Căn cứ vào tuổi của người đứng ra thực hiện nghi lễ nhập trạch, ngày giờ thực hiện. Hướng và vị trí của ngôi nhà sẽ tạo ra những điềm may rủi khác nhau. Phải là người có tuổi tốt và hợp với thời gian nhập trạch. Như vậy sẽ giúp đem tài lộc và vượng khí vào nhà.

2. Xét về yếu tố khoa học

Xét về yếu tố khoa học thì việc nhập trạch xem tuổi có phần mơ hồ. Bởi nếu chọn được người có tuổi hợp để nhập trạch tốt thì ai cũng giàu có hết. Nhưng thực tế thì xã hội luôn có những tầng lớp giàu nghèo khác nhau.

Vì thế, với những ai không quá mê tín dị đoan thì thường chọn ngày nhập trạch là ngày tốt. Và nhất là thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thường là nhờ người lớn tuổi, có tính tốt, nhiều phúc đức để thực hiện nghi thức nhập trạch.

Những lưu ý trước khi làm thủ tục nhập trạch

Theo các chuyên gia phong thủy, khi chuyển vào nhà mới, thứ gia chủ nên mang đầu tiên là chiếc thảm, chiếu hoặc đệm đã được sử dụng qua. Tiếp đó bạn vào khu bếp nhà mình bật lửa lên (bếp ga hoặc bếp củi đều được) với mục đích khai bếp, lan tỏa sự ấm áp đến toàn ngôi nhà.

Đặc biệt, một số điều tối kỵ bạn không nên mang vào gian bếp là bếp điện (bếp điện tính nóng mà không có lửa), không nhờ người mang thai hoặc người tuổi Dần… để tránh tai họa về sau.

Sau đó, gia chủ mang theo gạo vào nhà trước, những người trong gia đình vào nhà sau mang theo tiền, hoa quả, lễ lộc để nhận tài lộc về cho gia đình.

Lưu ý, đến giờ hoàng đạo làm lễ cúng về nhà mới, bạn nên đặt lễ vật gồm một lọ hoa tươi, một mâm hoa quả, bánh kẹo và rượi thịt lên bàn thờ theo hướng hợp với tuổi mình. Đích thân chủ nhà phải thắp hương, khấn vái thành tâm để xin phép thần linh rước bàn thờ gia tiên về nhà mới để thờ phụng.

Khi đã khấn xong, chủ nhà làm lễ báo cáo và xin phép gia tiên rồi mới nên dọn dẹp, sắp xếp lại vật dụng của gia đình. Nếu có điều kiện và sắp xếp được thời gian, chủ nhà nên làm lễ bái tạ tổ tiên, thần phật, thổ địa để thủ tục nhập trạch được trọn vẹn hơn.

Lê cúng nhập trạch
Lê cúng nhập trạch – Ảnh demo

Thủ tục nhập trạch cần qua những bước nào?

Bước 1: Chủ nhà đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào.

Bước 2: Bày đồ cúng lên mâm, sắp xếp cho đẹp mắt rồi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để tiến hành việc cúng chuyển nhà mới.

Bước 3: Chủ nhà chủ động bước qua lò than đầu tiên (bước chân trái trước, chân phải sau). Tay gia chủ cầm theo bát hương và bài vị gia tiên.

Bước 4: Các thành viên còn lại trong gia đình lần lượt bước qua lò than và cầm theo những đồ vật may mắn như tiền, hoa…

Bước 5: Việc đầu tiên khi gia chủ bước vào nhà là khai thông khí, đánh thức ngôi nhà bằng cách bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa.

Bước 6: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài và bàn thờ thổ địa. Sau đó, bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà, hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của chủ nhà.

Bước 7: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn, những người còn lại nên chắp tay thành tâm.

Bước 8: Sau khi tiến hành đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp, nấu nước phà trà. Theo quan niệm phong thủy, việc pha trà nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí cũng như sức sống cho ngôi nhà mới.

Bước 9: Tiến hành hóa tiền vàng, lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bước 10: Đặt 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ.

Bước 11: Kết thúc buổi lễ thủ tục nhập trạch tiến hành mang lễ vật vào trong.

Thủ tục nhập trạch lấy ngày cần có những bước nào

Trong phạm vi bài viết, ngoài những thông tin chung về nghi lễ nhập trạch, chúng tôi cũng xin được chia sẻ thêm đến bạn nội dung về thủ tục nhập trạch lấy ngày. Theo đó, nhập trạch lấy ngày gồm các bước như sau:

Bước 1: Mang bếp than củi vào nhà, để ở lối ra vào cửa chính, sau đó mở hết các cửa, bật đèn sáng lên trong không gian nhà. Tiếp theo đó gia chủ sẽ bưng bát hương Thổ Công và bước qua bếp than củi, chân trái bước trước, những người còn lại trong gia đình sẽ đi theo sau và làm như vậy. Sau những vật này tiếp theo sẽ là các đồ dùng như chiếu nằm,bếp gas, chổi quét nhà,…

Bước 2: Gia chủ cần sắm lễ để dâng gia tiên và Thổ Công trong thủ tục nhập trạch lấy ngày bao gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, mâm cơm. Khi bày lễ lên cần chọn hướng đẹp với gia chủ, người đó cũng sẽ thắp hương khấn lễ. Khi đọc văn khấn cần đọc hai bài, một bài văn khấn cho Thần linh và một bài văn khấn cho gia tiên, cuối cùng gia chủ phải châm bếp đun nước. Lưu ý khi đun nước sôi từ 5 – 10 phút rồi mới tắt bếp. Việc làm này có ý nghĩa sâu xa là để khai bếp, pha trà dâng cho Thổ Công và Gia tiên.

Bước 3: Sau khi xong các bước trên, gia chủ ngủ lại 1 đêm tại nhà mới là đã hoàn thành xong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Thần linh đã chứng giám cho sự có mặt của bạn trong ngôi nhà mới đó. Sau đó gia chủ hoàn toàn có thể chuyển đồ đạc vào nhà trong những ngày sau đó.

Lễ về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật trong thủ tục nhập trạch không cần cầu kỳ hoa mỹ, tuy nhiên để có sự chu đáo nhất chủ nhà nên chuẩn bị:

  • 1 bình hoa tươi (hoa ly, hoa hồng, hoa cúc vàng,…).
  • Rượu gạo
  • Hương nhang
  • Nến hoặc có thể thay thế bằng đèn dầu
  • Trầu cau (chọn những lá trầu đẹp, không được rách, cau quả phải đẹp)
  • Bánh kẹo (1 đĩa lớn).
  • Gà trống luộc
  • Xôi (có thể xôi đậu xanh, xôi gấc).
  • Chè (có thể thay thế bằng cháo trắng hoặc cơm trắng).
  • Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn).
  • Gạo tẻ.
  • Muối hạt sạch.
  • 1 bộ tam sên (bao gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc và sắp xếp đẹp mắt).
  • Tiền vàng mã.

Theo đó, gia chủ cần chuẩn bị một lễ cúng nhà mới ở ngay trước nhà chính. Thời gian làm lễ nên xem tử vi để chọn được ngày giờ hoàng đạo.

Lễ nhập trạch về nhà mới cần kiêng gì?

Khi làm thủ tục nhập trạch về nhà mới, cần phải tránh một số điểm sau:

– Không chuyển về nhà mới vào ban đêm

– Không được ngủ trưa tại ngôi nhà

– Không được bỏ lỡ giờ tốt để chuyển vào

– Tuyệt đối không được làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà

– Phụ nữ mang thai thì không được dọn dẹp ngôi nhà

– Người cầm tinh con hổ cũng không nên thực hiện việc dọn dẹp

– Trong trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với mệnh tuổi mà chưa chính thức ở ngay. Nếu vậy nhất thiết cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới ấy.

– Không cãi vã và xích mích trong ngày trọng đại này

– Tuyệt đối không được đi tay không vào nhà mới, cũng không được đem đồ vật như: chổi cũ, bếp cũ vào nhà
Không đón khách vào nhà ngày nhập trạch tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ nên mời khách hàng tân gia, vui mừng mà thôi.

Chọn ngày nhập trạch tốt bạn nên biết

Từ xa xưa, truyền thống Á Đông nói chung và người Việt nói riêng đã rất coi trọng việc xem ngày để nhập trạch. Theo sách Phong thủy, điều đầu tiên cần lưu ý là quan niệm từ xa xưa kiêng nhập trạch vào tháng 7 và tháng 7 âm lịch vì hai tháng này có tiết thanh minh và lễ vu lan báo hiếu, những tiết có liên quan tới người chết.

Khi xem ngày tốt để chuyển nhà trước hết bạn cần tránh những ngày xấu như Tam nương, Thọ tử, ngày Dương công kỵ sau đó mới tính tới chuyện tìm ngày hoàng đạo.

Ngày Tam nương gồm các ngày như 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng. Ngày Dương công kỵ nhật theo sách Việt Nam phong tục là những ngày âm lịch: 13 tháng giêng; 11 tháng 2; 9 tháng 3; 7 tháng 4; 5 tháng 5; 3 tháng 6; ngày 8 và 29 tháng 7; ngày 27 tháng 8; ngày 25 tháng 9; ngày 23 tháng 10; ngày 21 tháng 11; ngày 19 tháng Chạp.

Cũng theo một số ý kiến thì nhập trạch nên chọn ngày thuộc hành Thủy, hành Kim tránh ngày Hỏa. Muốn biết ngày thuộc hành gì thì xem bảng lục thập hoa giáp. Sau đó đối chiếu với ngày can chi ghi trên lịch hàng tháng để tìm ngày hành Thủy, hành Kim.

Căn cứ vào bảng lục thập hoa giáp để biết ngày nào thuộc hành gì. Sở dĩ quan niệm xưa cho rằng ngày hành Thủy, hành Kim là tốt bởi thủy quản tài lộc. Còn kim được hiểu là kim tiền – cũng mang tài lộc lại cho gia chủ. Người ta thường tránh ngày hỏa vì sợ rằng chuyển nhà vào các ngày hỏa thì nhà mới sẽ dễ gây hỏa hoạn.

Một số trường hợp lại dựa trên hướng nhà để chọn ngày nhập trạch. Sau đây mới bạn tham khảo quy tắc nhập trạch theo hướng nhà:

Hướng nhà Thuộc hành Hành kỵ Ngày kỵ
Nhà hướng Đông Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tị, Dậu, Sửu
Nhà hướng đông nam Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng Đó là các ngày Tị, Dậu, Sửu
Nhà hướng Tây Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi
Nhà hướng tây bắc Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi
Nhà hướng Nam Hỏa Kỵ ngày Thủy quá vượng Đó là các ngày Thân, Tí, Thìn
Nhà hướng Bắc Thủy Kỵ ngày Hỏa quá vượng Đó là các ngày Dần, Ngọ, Tuất
Nhà hướng đông bắc Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi
Nhà hướng tây nam Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi

Bên cạnh đó, lại có thể một số trường hợp xem ngày nhập trạch theo cát hung đối với gia chủ dựa trên chòm sao Bắc Đẩu. Cụ thể như sau:

Năm sinh gia chủ Ngày, giờ đại kỵ Ngày giờ có thiên can đại hung
Thân, Tí, Thìn Mùi Các ngày, giờ có can là Giáp, Ất, Canh, Tân
Dần, Ngọ, Tuất Sửu Các ngày, giờ có can là Giáp, Ất, Canh, Tân
Hợi, Mão, Mùi Tuất Các ngày, giờ có can là Bính, Đinh, Nhâm, Quý
Tí, Dậu, Sửu Thìn Các ngày, giờ có can là Bính

Văn khấn nhập trạch chuẩn

1. Văn khấn thần linh

Văn khấn thần linh có ý nghĩa quan trọng khi cúng nhập trạch, bởi thần linh là người trực tiếp cai quản khu đất, cho nên muốn về nhà mới phải xin phép thần thổ công, vong linh tại nhà mới.

Nội dung bài văn khấn lễ nhập trạch như sau:

Nam mô a di đà phật! (đọc đi đọc lại 3 lần)

Con xin kính lạy chín phương trời, cùng chư phật mười phương. Kính lạy Hoàng thiên hậu thổ và chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Thần linh thổ địa, bản Gia Táo quân, tất cả các vị thần linh cai quản xứ này.

Con tên là ………………. Sinh năm(số) ….. tức năm (năm âm lịch) …….. (ví dụ: 1990 – Canh Ngọ)

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày…. Tháng….. năm (tức ngày …. Thán…. Năm ….. âm lịch), con sắm sửa lễ vật, hương hoa, trầu cau, bày lên trước án, xin kính cẩn tâu trình đến chư vị thần linh:

Các vị thần linh;

Thông minh chính trực;

Giữ ngôi tam thai;

Nắm quyền tạo hóa;

Thế đức hiếu sinh;

Phù hộ dân lành;

Bảo vệ sinh linh;

Nêu cao chính đạo.

Gia đình của chúng ton vừa xây cất (mua được/ thuê được) ngôi nhà này có địa chỉ là……. Nay công trình viên mãn, mọi sự hoàn thành, chọn được ngày lành tháng tốt nên cúi mong chư vị thần linh tề tựu thụ hưởng lễ vật, cho chúng con được nhập trạch vào nhà mới, sau đó lập bát hương thờ cúng thần linh.

Cũng xin các vị thần anh minh cho chúng con được rước vong linh gia tiên của chúng con về nhà mới tại …….thờ phụng.

Cầu xin được thần linh chứng giám, gia ân tác phúc, phù hộ độ trị cho gia đình làm ăn phát đạt, an ninh, khang thái, cuộc sống an lành.

Tín chủ cũng xin thành tâm được mời những hương linh phảng phất, các vong hồn không nơi nương tựa quanh đây đến thụ hưởng lễ vật. Mong được phù trì ăn lên làm ra, cuộc sống an lạc, gia đạo thuận hòa, phòng tránh được những điều xui rủi.

Chúng con dù lễ bạc nhưng tâm thành, xin cuối đầu kính lễ, cúi mong được thần linh chứng giám!

Cẩn cáo!

Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)

2. Văn khấn gia tiên

Sau khi đã khấn thần linh, tiếp theo đến đọc văn cúng nhập trạch xin phép ông bà, tổ tiên cùng về nhà mới, để con cháu được tiếp tục được thờ cúng.

Nam mô a di đà phật (đọc đi đọc lại 3 lần)

Con xin kính lạt Liệt tổ liệt tông họ ……(họ của ông bà tổ tiên) gia tại thượng

Kính lạy Cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh

Con tên là…… Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày….tháng…..năm…..(tức ngày….tháng….năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mởi ở địa chỉ……….

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hưng linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an, mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới…..để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di đà phật ( đọc đi đọc lại 3 lần)

Lời kết

Trên đây là tất tần tật thông tin về nhập trạch chắc hẳn mọi người đều đã biết nhập trạch có cần xem tuổi không, chọn ngày nhập trạch như thế nào và các bước tiến hành lễ nhập trạch hợp lễ nghi rồi. Hy vọng với những thông tin này từ Az Review sẽ giúp các bạn chọn được ngày nhập trạch tốt nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan