Cách bảo quản khoai lang tươi, khoai lang luộc chuẩn nguyên chất

21111 Lượt xem

Khoai lang rất tốt cho sức khỏe và chế biến được nhiều món ăn ngon. Bảo quản khoai lang khi mới mang về, khoai lang đã luộc hay khoai lang đã gọt vỏ khác nhau như thế nào và sao cho hiệu quả? Az Review hướng dẫn chi tiết cách bảo quản khoai lang được tươi lâu, không bị hư hay héo và bảo quản khoai lang luộc ngon nhất ngay tại bài viết này.

Khoai lang còn sống để được bao lâu?

Thông thường, khoai lang còn sống sẽ để được 6 tháng trong điều kiện lí tưởng như nhiệt độ phải từ 13 – 16 độ C và độ ẩm từ 83 – 90%.

Để bảo quản khoai lang được lâu, bạn có thể làm theo cách sau: Khoai lang sau khi mua về, bạn dùng giấy báo bọc khoai lại hoặc để khoai trong hộp carton có lót giấy báo bên dưới, sau đó để hoặc treo ở những nơi khô ráo.

Khoai lang trong khi bảo quản cần tránh mưa nắng và tránh những nơi có nhiệt độ quá cao (nơi có nắng, nơi gần bếp) hay có nhiệt độ quá thấp (tủ lạnh, tủ đông). Do đó, bạn không nên bảo quản khoai lang còn sống trong tủ lạnh nhé!

Ngoài ra, nếu bạn muốn cẩn thận hơn thì có thể bảo quản khoai lang trong cát khô. Để đầu củ khoai quay ra ngoài và tử dưới lên. Nếu số lượng nhiều thì có thể chồng 2,3 sọt lên nhau sau đó phủ 1 lớp cát khô bên ngoài.

Cách bảo quản khoai lang

Cách chọn mua khoai lang tươi, ngon, để được lâu

Có nhiều phương pháp để mua khoai lang, lựa chọn được khoai có độ tươi ngon và sử dụng được lâu. Az Review mách nước đến bạn các kinh nghiệm chọn khoai lang “đáng đồng tiền bát gạo”:

Bạn có thể quan sát bề ngoài của khoai lang cũng như cân nặng của khoai lang. Ở bề ngoài, khoai lang ngon sẽ có màu sắc tươi sáng, không có mùi khó chịu cũng như không có những đốm sâu bất thường. Nếu khoai lang có trọng lượng tương đương với kích thước, bạn có thể nhận biết củ khoai tương đối ngon và lựa chọn.

Bạn nên chọn khoai lang có kích thước vừa phải, khoai không quá lớn cũng như không quá dài. Một số loại khoai dài dễ bị xơ, khó ăn và khoai quá lớn thường không có quá nhiều vị ngọt so với các loại khoai củ vừa.

Nếu muốn sử dụng khoai lang mua về tươi ngon, bạn có thể chọn các củ khoai tươi và sau đó phơi nắng nhẹ trong nhà. Khoai lang hơi héo lại sẽ dễ tích mật và có độ tươi ngon hơn hẳn.

Bạn có thể bẻ phần đầu hay cắt thử một phần của khoai lang. Nếu thấy khoai bị xơ hoặc màu sắc kém tươi, bạn không nên chọn.

Nếu muốn bảo quản khoai lang lâu dài, tốt hơn bạn nên chọn các loại khoai chịu được nhiệt độ thường. Tránh sử dụng các loại khoai bảo quản đông lạnh. Về bản chất, khoai là loại thực phẩm ưa chuộng môi trường sống tự nhiên.

Khoai ngon còn phụ thuộc vào vùng đất trồng. Có một số loại khoai khá nổi tiếng và đặc biệt bởi chúng được sinh trưởng và phát triển ở một môi trường tốt. Khoai tạo được hương vị đặc biệt thơm ngon, được nhiều người lựa chọn.

Cách bảo quản khoai lang tươi

Trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý trong củ khoai hoạt động mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ kém, dễ sây sát, thối. Sâu hại dễ xâm nhập gây ra hiện tượng khoai hà, gây thối rỗng, nấm mốc phát triển. Để bảo quản khoai lang tươi được lâu, xin giới thiệu một vài kinh nghiệm mà bà con nông dân ở Cần Thơ vẫn làm.

1. Bảo quản trong hầm bán lộ thiên

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.

Bảo quản bằng hai cách trên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.

2. Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất

Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, không có nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà. Nhập khoai vào hầm vào những ngày khô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải dùng chất hút ẩm.

3. Phương pháp sấy nóng

Ưu điểm của phương pháp này chính là chi phí bảo quản rẻ. Nguyên liệu sấy trong môi trường nhiệt độ cao, thời gian sấy nhanh.

4. Phương pháp sấy thăng hoa

Đây là phương pháp sấy cho thời gian bảo quản lâu nhất. Nếu bảo quản đúng cách thời gian sấy có thể lên đến cả chục năm. Khoai lang sau khi sấy đảm bảo giữ nguyên hình dạng, màu sắc, mùi vị, cũng như thành phần dinh dưỡng.

5. Phương pháp sấy lạnh

Khoai được sấy tách ẩm trong môi trường nhiệt độ từ -10 – 60oC. Nhiệt độ sấy thấp, giúp nguyên liệu ít bị biến đổi tính chất, màu sắc và hình dạng.

6. Bảo quản bằng cách ủ cát khô

Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khô có nhược điểm là không được kín hoàn toàn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài. Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2-1,5 m, chiều dài tùy theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2-3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.

Ngoài ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10-15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng đống hoặc từng luống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những chỗ nắng hắt vào và không có mưa dột.

Cách bảo quản khoai lang đã gọt vỏ

Bạn đã có những lần làm bánh còn dư phần khoai lang tươi đã gọt vỏ hay chưa? Nếu sử dụng không hết khoai lang tươi đã gọt vỏ bạn hãy tìm cách bảo quản để tránh khoai nhanh hư và bị mất chất nhé. Việc bảo quản khoai lang đã gọt vỏ bạn có thể áp dụng các cách làm sau:

Cách 1: Bạn nên sử dụng cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với khoai lang. Bạn cắt khoai thành từng miếng nhỏ, ngâm với nước muối pha loãng. Kế tiếp, bạn chần khoai trong nước sôi 2-3 phút và vớt ra ngoài. Chờ khoai nguội và ráo, bạn bỏ vào túi zip. Bạn có thể hút chân không với túi trước khi cất vào tủ lạnh. Lúc này, bạn có thể xem công thức bảo quản khoai luộc. Nếu cất vào ngăn mát, bạn có thể bảo quản với thời gian 1-2 ngày, cất vào ngăn đông với thời gian 1-2 tháng.

Cách 2: Với khoai lang đã gọt vỏ, bạn có thể chọn một số phương pháp bảo quản như sấy khô khoai. Qua cách làm này, bạn có thể giữ độ tươi ngon đến cả năm. Bạn có thể sử dụng một số máy sấy hoa quả mini tại nhà để thực hiện việc sấy khô khoai lang của mình nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.

Cách 3: Az Review thiết nghĩ, bạn có thể phơi khô khoai lang tươi với nắng tự nhiên, xay khoai thành dạng bột nhỏ mịn để sử dụng làm bánh sau này. Với tinh bột khoai xay mịn, bạn có thể sử dụng từ 6 tháng – 1 năm.

Khoai lang đã luộc để được bao lâu?

Bạn có biết khoai lang đã luộc để được bao lâu? Mời bạn xem ngay chi sẻ dưới đây của Az Review bạn nhé.

1. Bảo quản ở môi trường thường

Đối với khoai lang còn sống bạn có thể để trong vài tháng mà không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, để khoai lang luộc trong điều kiện môi trường bình thường thì chỉ có thể bảo quản trong thời gian 1 ngày.

Một điều lưu ý là bạn tuyệt đối không để khoai bên ngoài qua đêm sang ngày hôm sau. Vì khoai sau khi để quá lâu sẽ xuất hiện chất nhầy, hơi nhớt và có mùi lạ, cho dù bạn có hấp nóng hay luộc lại cũng không thể ăn được nữa.

2. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Đối với cách bảo quản khoai lang trong ngăn mát tủ lạnh, bạn cũng chỉ có thể để khoai lang được từ 2 – 3 ngày. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy khoai ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 5 – 10 phút, sau đó đem đi hấp hoặc luộc khoai lại cho nóng là được. Tuy nhiên, khoai lang sau khi bỏ trong tủ lạnh thì hương vị ngon ban đầu sẽ giảm đi khá nhiều, không còn độ tơi xốp và mềm như khi mới luộc.

Để bảo quản khoai lang đã luộc, bạn chỉ cần cho khoai lang còn vỏ hoặc đã bào vỏ vào túi zip hay hộp nhựa đựng thức ăn và để vào ngăn mát tủ lạnh.

Những lưu ý khi ăn khoai lang luộc

Bạn nên đọc kỹ các lưu ý dưới đây để khi ăn khoai lang luộc để đảm bảo chất dĩnh dưỡng tốt nhất.

1. Không nên ăn nhiều khoai lang luộc vào buổi tối

Việc bạn nạp quá nhiều khoai lang luộc vào buổi tối sẽ dễ dẫn đến trào ngược axit dạ dày, đặc biệt nên kiêng với những người bị dạ dày yếu hoặc những người tiêu hóa kém.

Nếu ban đêm mà tiêu hóa chậm sẽ gây ra chứng mất ngủ. Do đó, thời gian ăn khoai lang luộc tốt nhất là vào buổi sáng.

2. Không nên ăn quá nhiều khoai lang luộc cùng một lúc

Vì lượng tinh bột chứa trong khoai lang thường khá là cao, do đó, khi đi vào bụng nó sẽ sản sinh ra carbon dioxide. Nên vì thế, ăn quá nhiều khoai lang luộc trong cùng một lúc sẽ khiến bụng bạn bị đầy hơi, ợ hơi.

3. Không nên ăn khoai lang luộc thay cơm

Mặc dù, ăn khoai lang để giảm cân là một phương pháp lý tưởng, nhưng không phải vì thế mà bạn có thể ăn khoai lang luộc thay cơm được đâu nhé. Vì khi bạn ăn quá nhiều khoai lang hoặc ăn thay cơm mà không bổ sung những chất dinh dưỡng khác sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên ăn khoai lang luộc ở mức độ chừng mực và vừa phải sẽ rất có ích cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ của Az Review về các phương pháp bảo quản khoai lang tươi và khoai lang đã luộc làm sao để khoai lang được ngon nhất đảm bảo còn nguyên chất dĩnh dưỡng. Hy vọng chia sẻ dưới đây sẽ có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp được bạn. Nếu bạn có phương pháp nào hay hơn đừng quên để lại chia sẻ của bạn dưới comment bài viết này nhé

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan