POD là gì? 3 hình thức trong chiến lược marketing của POD

1889085 Lượt xem

Nếu tìm hiểu về POD, phần lớn bạn đang chập chững bước vào thương trường khốc liệt? Bạn chưa hiểu rõ về POD. Cũng như không biết các hình thức của nó trong chiến lược Marketing? Trên thị trường, đây là một thương trường không ngừng cạnh tranh khốc liệt. Nếu có nền tảng vững chắc, bạn sẽ có thể tồn tại. Nhưng nếu không, bạn sẽ không trụ nổi dù chỉ một vài giấy ngắn ngủi. Và tỷ lệ thành công sẽ phụ thuộc vào cách thực hành của bạn dựa trên nền tảng kiến thức bạn có.

Trong bài viết này, Az Review sẽ cùng bạn tìm hiểu về POD và các hình thức trong chiến lược Marketing của POD. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây ngay thôi nào!

POD là gì?

POD là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Point Of Different. Theo một cách dễ hiểu, đó là các yếu tố của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra sự khác biệt, giúp thương hiệu cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. POD là cách thức mà hàng hóa hoặc dịch vụ của một công ty khác biệt với các đối thủ cạnh tranh của nó. Và các chỉ số về điểm thành công của sự khác biệt sẽ làm tăng lợi ích của khách hàng.

Đồng thời cũng làm tăng lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.

POD trong marketing

POD có quan trọng trong chiến lược Marketing không?

1. Tạo nên sự khác biệt – Chiến lược Marketing thông minh

Nhờ việc khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thì doanh nghiệp có thể mang lại vô cùng nhiều lợi thế. Ví dụ như: Khác biệt hàng hóa, khác biệt dịch vụ để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo ý họ.

Ngoài ra thì khác biệt so với đối thủ giúp giảm đi đáng kể các mối đe dọa của đối thủ. Nhờ đó mà doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn hơn giúp nguồn thu tốt hơn.

2. Tác động tới sự trung thành với thương hiệu

Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ giảm rất nhiều vì các chiến lược khác biệt hóa. Vì thế họ sẽ không chấp nhận hãng khác nếu không bị thuyết phục. Thế nên người tiêu dùng đang hướng tới doanh nghiệp cụ thể; và đang thiết lập mối quan hệ tốt hơn với doanh nghiệp đó. Thế nên các daonh nghiệp cần tận dụng lợi thế này để tăng được khả năng cạnh tranh của chính mình.

Các hình thức trong chiến lược marketing của POD

Đến lúc này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ PoD trong Marketing là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Tiếp sau đây, Az Review sẽ giới thiệu đến bạn các hình thức PoD phổ biến trong chiến lược Marketing.

1. Khác biệt về sản phẩm

Để đạt được sự khác biệt về sản phẩm, sản phẩm đó cần có các tính năng độc đáo nổi bật. Đặc biệt là đối với các sản phẩm cạnh tranh của nó. Và sẽ rất hoàn hảo nếu đó là sản phẩm duy nhất cung cấp các tính năng đặc biệt cho người tiêu dùng. Đạt được sự khác biệt về sản phẩm là một trong những cách để doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu trên thị trường.

Tuy nhiên, một thứ gì quá cũng sẽ không mang lại hiệu quả tốt. Nếu sự phân biệt sản phẩm quá cấp tiến, nó sẽ dẫn đến các vấn đề không chấp nhận được ở phía người tiêu dùng. Bởi lẽ, sản phẩm có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn mong đợi của họ. Hoặc thậm chí nó có thể nhanh chóng lỗi thời sau khi những sản phẩm khác ra đời.

2. Sự khác biệt về giá – Chiến lược Marketing hoàn hảo

Sự khác biệt về giá là khi doanh nghiệp cung cấp một mức giá khác (thấp hơn hoặc cao hơn) từ tiêu chuẩn của ngành; hoặc từ các đối thủ cạnh tranh của nó. Bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn, nó sẽ thu hút người tiêu dùng mua. Đó chính là xu hướng thị trường, giá giảm thì cầu ắt sẽ tăng.

Mặt khác, nếu cung cấp giá cao hơn, nó cũng có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Bởi lẽ người tiêu dùng sẽ tự hỏi lý do đằng sau nó. Đồng thời, sản phẩm giá cao hơn có khuynh hướng hấp dẫn với nhóm thượng lưu.

Lấy một ví dụ dễ hiểu cho chiến lược Marketing của Apple. Apple không bao giờ tham gia cuộc chiến giá cả giữa các thương hiệu. Apple không chỉ bán sản phẩm, mà họ còn bán giá trị sản phẩm. Họ luôn tập trung vào giá trị mà họ có thể mang đến cho khách hàng chứ không phải là giá thành.

Chính vì thế, dù giá cả của sản phẩm Apple không bao giờ là rẻ; nhưng vẫn luôn đắt khách trên thị trường.

3. Chiến lược khác biệt tập trung

Các nguyên tắc tập trung sự khác biệt tương tự như tất cả các chiến lược phân biệt khác. Nơi nó phân biệt một số tính năng từ các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sự tập trung khác biệt nhắm vào một phân đoạn cụ thể trong một thị trường. Là nơi nó cho phép các doanh nghiệp tập trung vào sức mạnh của họ.

Do đó, trải nghiệm người dùng của phân đoạn cụ thể sẽ tốt hơn. Vì tất cả công việc tiếp thị và tiền sản xuất của hàng hóa hoặc dịch vụ đều tập trung vào phân đoạn cụ thể.

Ưu điểm của POD trong chiến lược Marketing

Việc áp dụng những chiến lược khác biệt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vậy thì việc áp dụng ấy mang lại những ưu điểm gì cho doanh nghiệp?

– Thúc đẩy sự đổi mới không ngừng của sản phẩm và dịch vụ. Từ đó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.

– Sự nổi bật của sản phẩm giúp doanh nghiệp của bạn có thể sinh tồn. Hơn thế nữa là tránh được các mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

– Sự khác biệt mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế từ sự trung thành của khách hàng.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có mặt lợi mặt hại vốn có của nó. Vậy thì nhược điểm của POD trong chiến lược Marketing là gì?

– Cần thông minh, nhanh nhạy để có thể có được sản phẩm khác biệt.

– Cần nhiều chi phí cũng như thời gian nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

– Đối thủ có thể học theo sự khác biệt của bạn và đưa ra mức giá thu hút hơn doanh nghiệp của bạn.

Lời kết

Việc không ngừng thay đổi luôn là yếu tố thành công hàng đầu của các doanh nghiệp. Luôn không ngừng nỗ lực để mang đến sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội đến cho khách hàng. Có như thế, doanh nghiệp mới có thể yên vị tồn tại trên thị trường. Việc cạnh tranh cũng giống như việc giữ thăng bằng trên chiếc xe đạp. Nếu không muốn ngã xuống, bạn ắt phải tiến về phía trước.

Hi vọng với những thông tin mà Az Review cung cấp cho bạn, thì có thể giúp bạn hiểu hơn về POD. Hãy áp dụng một cách thông vào chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan