AOP là gì? Ưu nhược điểm, cách xây dựng AOP thành công 100%

1188818 Lượt xem

“AOP” là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất và duy trì được sự phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy AOP được hiểu là gì? Ưu nhược điểm của AOP là gì? Làm sao để xây dựng được một cách hiệu quả. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây từ Az Review nhé.

AOP trong kinh doanh là gì?

“AOP” là viết tắt của cụm từ “Annual Operating Plan”. Là bảng kế hoạch hoạt động hàng năm của các doanh nghiệp. Đây là một hoạt động nhằm mục đích vạch ra những kế hoạch cụ thể. Dự báo về các khoản thu chi của doanh nghiệp trong thời gian là một năm. Từ đó có thể xác định được một cách chính xác nhất những mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

AOP là gì

Bảng kế hoạch sẽ bao gồm đầy đủ những công việc cụ thể về từng bộ phận. Kèm theo các thông tin tài chính có liên quan. Để ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như nhân viên từng bộ phận có thể nắm bắt và sắp xếp thực hiện. Sao cho phù hợp và đúng với những gì đã đặt ra.

Nhằm đảm bảo được hiệu quả công việc một cách tốt nhất. Góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Và việc thực hiện cũng như theo dõi sát sao hoạt động xây dựng AOP sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng được toàn bộ những hoạt động cho nhưng năm sau đó. Xây dựng được những chiến lược thống nhất, hiệu quả từ ban lãnh đạo xuống cấp dưới.

Ưu điểm của AOP trong kinh doanh

Xây dựng AOP sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu của mình và khi đã có mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì toàn bộ các phòng ban, bộ phận đề sẽ lấy đó làm động lực và cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình để có thể hoàn thành được nhiệm vụ một cách tốt nhất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng AOP sẽ giúp cho ban lãnh đạo, nhà quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá cũng như quản lý điều hành các hoạt động của doanh nghiệp một cách có hệ thống và mang lại hiệu quả cao

Bảng kế hoạch hoạt động hàng năm cũng giúp cho việc kiểm soát khối lượng các công việc theo đúng tiến độ và đúng như mục tiêu đề ra, qua đó có thể đưa ra được những thay đổi kịp thời khi có vấn đề, sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động.

Xây dựng AOP là một phương pháp giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi cho những năm tiếp theo.

Cách để xây dựng AOP trong kinh doanh hiệu quả nhất

Để có thể xây dựng được bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm (AOP) một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ được những yêu cầu và các bước cơ bản sau đây:

Các bước xây dựng kế hoạch AOP

1. Nắm rõ được về công việc kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi chuẩn bị và lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nắm thật rõ về lĩnh vực, những công việc cụ thể mà doanh nghiệp mình đang thực hiện và hướng tới. Điều này có nghĩa là bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng về toàn bộ những thông tin; những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực trên cả hai phương diện. Đọc và tìm hiểu thông tin về ngành đó thông qua sách báo và các tài liệu liên quan.

Đồng thời cũng cần thường xuyên nói chuyện, trao đổi với những người trong ngành. Để từ đó trau dồi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức. Áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

2. Xác định được rõ ràng mục tiêu của các kế hoạch đó

Sau khi đã tìm hiểu và có những kiến thức nhất định về lĩnh vực của doanh nghiệp. Điều tiếp theo bạn cần làm chính là đưa ra được những mục tiêu rõ ràng, cụ thể nhất cho kế hoạch của mình.

Cũng như dựa vào mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đã đưa ra. Việc xây dựng một kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ giúp cho bạn có thể thấy rõ được tầm nhìn của kinh doanh.

Đồng thời đưa bạn đến với tầm nhìn đó, tạo động lực để thúc đẩy doanh nghiệp có thể hoàn thiện một cách tốt nhất những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đây cũng là phương pháp hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp có thể thu hút được những nhà đầu tư tiềm năng.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh bằng nguồn vốn tự có thì việc tạo ra các kế hoạch sẽ chủ yếu là phục vụ cho chính lợi ích của bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn có ý muốn tìm kiếm nguồn vốn từ những nhà đầu tư bên ngoài thì mục tiêu mà bạn đặt ra cần phải hướng đến những nhà đầu tư này.

Do đó, trước khi lên kế hoạch cụ thể, hãy xác định xem mục tiêu của bạn là có muốn thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài hay không.

3. Xác định được các đối tượng cần hướng tới

Khi đã xác định được mục tiêu hoạt động và có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài thì sẽ cần phải xây dựng nên một kế hoạch thật phù hợp cho các hoạt động đó. Các nhà đầu tư bên ngoài có thể là những người bạn bè hay các thành viên trong chính gia đình hay cũng có thể là các ngân hàng và các nhà đầu tư mạo hiểm khác.

Đây là những đối tượng sẽ đầu tư cho doanh nghiệp thông qua việc cho vay, mua cổ phiếu hoặc cũng có thể là kết hợp cả hai cách trên.

Việc đưa ra phương pháp để xác định về mức độ hiểu biết của các đối tượng và những mong muốn của họ đối với một dự án tiềm năng cũng chính là cách mà doanh nghiệp xác định rõ ràng được đối tượng chính cần hướng tới cho doanh nghiệp của mình. Và điều mà các nhà đầu tư quan tâm ở đây chính là sự tín nhiệm mà doanh nghiệp mang đến, sự hiểu biết về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tự tin về tài chính và lợi nhuận đầu tư lớn trong các giai đoạn.

4. Tiến hành xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh hàng năm

Điều đầu tiên khi tiến hành xây dựng AOP chính là cần phải phác thảo ra một bản kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Đó là việc xem xét toàn bộ những khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp. Đánh giá xem nó có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh hay không? Việc trình bày kế hoạch hoạt động cần được thể hiện được những nội dung sau:

– Bảng kế hoạch hoạt động hàng năm cần phải tuyên bố được về sứ mệnh của doanh nghiệp.

– AOP cần thể hiện được một cách tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

– Kế hoạch phải mô tả được các thành phần chủ chốt và quan trọng nhất của doanh nghiệp.

– Thể hiện được những đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

– AOP cần đưa ra được đối tượng hướng tới của doanh nghiệp trong năm và những năm tài chính tiếp theo.

– Bảng kế hoạch cần phân tích được cụ thể về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.

– Bạn cần phải nêu ra được những kế hoạch để tiếp thị; xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

– Bảng kế hoạch cần có dự thảo về tình hình tài chính doanh nghiệp một cách minh bạch nhất.

– Những đề xuất, đóng góp cần thiết khi triển khai các hoạt động mua bán hay huy động nguồn vốn (vốn chủ sở hữu + vốn vay) cho doanh nghiệp.

– AOP cần đính kèm phần phụ lục có liên quan.

Tác hại khi không xây dựng AOP

Như các bạn đã được biết thì gần như mọi doanh nghiệp được thành lập đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận. Khi một doanh nghiệp không lên cho mình một kế hoạch kinh doanh hàng năm (AOP) sẽ bị lâm vào một trong những tình trạng sau đây.

– Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp không rõ ràng, các phòng ban không có tính kết nối với nhau dẫn tới hoạt động rời rạc

– Không lên được chiến lược cụ thể hàng năm. Chính vì thế doanh nghiệp rất dễ đi sai hướng

– Các phòng ban không được phân công việc một cách cụ thể. Dẫn tới không quy ra được trách nhiệm mỗi khi có sự việc không mong muốn xảy ra.

– Cấp quản lý sẽ không biết dựa vào đâu để có thể đánh giá và so sánh. Từ đó đưa ra những quyết định kịp thời nhằm cải thiện tình hình trở nên tốt hơn.

– Từng phòng ban khi không có kế hoạch sẽ không đánh giá được hiệu quả của công việc. Dẫn tới tinh thần vô trách nhiệm của các nhân viên

– Không có AOP các doanh nghiệp sẽ không vạch ra được cho mình những giải pháp dự phòng mỗi khi có tình huống xấu xảy ra.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Az Review các bạn đã hiểu rõ về AOP là gì. Cùng những thông tin có liên quan đến AOP. Từ đó áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. Mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan