Referral marketing, một khía cạnh quan trọng trong chiến lược tiếp thị. Đã từng bước trở thành “vũ khí” bí mật giúp các doanh nghiệp phát triển đáng kể mà không cần đầu tư quá nhiều vào quảng cáo truyền thống. ReferralMarketing (Tiếp thị giới thiệu) được xem là một phương pháp marketing hoàn hảo nhất cho việc bán hàng.
Vậy thì ý nghĩa thực sự của chiến lược này là gì? Cách áp dụng Refferal Marketing cho hoạt động kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Az Review làm rõ thông tin về Chiến lược Referral Marketing dưới đây.
Chiến lược Referral Marketing trên thị trường
Referral Marketing là một chiến lược mà khi khách hàng lâu dài hoặc khách hàng cực kỳ hài lòng về doanh nghiệp họ sẽ giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến với những người xung quanh.
Ví dụ như là anh em, bạn bè, cô dì, chú bác của họ. Ưu điểm của chiến lược Marketing này là có sự tin cậy tương đối cao. Theo một cuộc khảo sát, kết quả cho thấy số lượng người dùng tin tưởng là thông qua lời giới thiệu của người thân. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng xem quảng cáo trên bất kì trang mạng nào.
Referral Marketing tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng và mức độ phù hợp đối với hình thức kinh doanh của cửa hàng hay doanh nghiệp. Đây là hình thức marketing tập trung phần lớn vào việc tương tác giữa các khách hàng với nhau.
Đặc biệt là tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thông thường, chiến lược Refferal này sẽ được áp dụng phổ biến là môi trường online. Tuy nhiên, hình thức offline cũng có thể giúp đạt hiệu quả cao cho chiến lược này.
Các hình thức Referral Marketing hiệu quả nhất
Nếu biết cách áp dụng phương thức Referral Marketing, bạn có thể nhanh chóng thành công. Dưới đây là tổng hợp 7 hình thức referral marketing phổ biến nhất:
1. Direct Referral
Đây là hình thức tiếp thị trực tiếp phổ biến nhất hiện nay. Là hình thức Referral Marketing thông qua việc tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Từ đó tạo niềm tin, gây sức hút cho sản phẩm của doanh nghiệp. Người dùng từ những thông tin đó, khách hàng có thể tin tưởng và sử dụng dịch vụ nhiều hơn; tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Tangible Referrals cho Referral Marketing
Là việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm bằng cách mang đến những quà tặng hữu ích cho khách hàng. Và khách hàng có thể sẻ chia quà tặng đó đến bạn bè của mình. Những người bạn đó rất có khả năng cao sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó!
Ví dụ: Để hỗ trợ học sinh, sinh viên trong thời kì đại dịch covid căng thẳng. Một trung tâm đào tạo Tiếng Anh đem tặng khóa học tiếng Anh miễn phí cho học viên ở đây. Và rồi bạn ấy có thể chia sẻ món quà đấy cho bạn bè, hay anh chị em của mình. Và nếu cảm thấy khóa học thật hữu ích, họ sẽ tìm hiểu về trung tâm và theo học tại đó. Đó chính là hiệu quả và phương thức vận động của Tangible Refferals.
3. Online Review
Internet đang phát triển nhanh như vũ bão. Vì thế đây là hình thức Referral Marketing được coi là phổ biến nhất hiện nay. Là việc khách hàng đã sử dụng sản phẩm có review tích cực về sản phẩm/ dịch vụ của bạn trên mạng xã hội. Bởi lẽ tốc độ lan truyền các thông tin trên mạng vô cùng nhanh chóng, nên bất kì một comment nào cũng sẽ được chú ý. Và khi sản phẩm của bạn được đánh giá tốt nhất, sẽ có càng nhiều người biết đến sản phẩm của bạn.
4. Community Referrals
Có thể hiểu theo một cách ngắn gọn nhất là khi khách hàng mua sản phẩm; thì sẽ đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích cho 1 tổ chức hay cộng đồng nào đó. Và tổ chức nhận được lợi ích này sẽ thực hiện việc lan tỏa thông điệp. Nhằm khuyến khích nhiều cá nhân, hay thậm chí là cả cộng đồng tham gia.
Ví dụ: Escosia là một công cụ tìm kiếm khá phổ biến dạo gần đây. Họ đã đưa ra cam kết : cứ có 45 lượt tìm kiếm được thực hiện bởi công cụ này, Escosia sẽ trồng một cây xanh. Và chiến dịch này đã rất thành công trong việc thu hút sự quan tâm của mọi người trong cộng đồng.
5. Implied Referral – Hình thức phổ biến của Referral Marketing
Được hiểu theo đúng nghĩa tiếng Anh của nó, đây là hình thức tiếp thị “ngầm định”. Có một câu nói “vàng” trong thế giới Marketing đó chính là: Bạn bè của khách hàng chính là khách hàng của bạn. Vậy phương pháp này được áp dụng và thực hiện như thế nào?
Ví dụ: Khi một khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào của doanh nghiệp; thì sẽ được tặng kèm một sản phẩm đi kèm. Ví dụ khi khách hàng mua một chiếc áo sẽ được tặng một chiếc mũ xinh xắn có logo thương hiệu của bạn. Đây là hình thức Referral Marketing đạt hiệu quả cực cao mà thật tinh tế, không hề phô trương. Vậy là khách hàng của bạn sẽ mang thương hiệu đến bất kì nơi nào mà họ đặt chân đến. Và nhòe thế mà lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
6. Social Recommendation & Sharing
Khác với hình thức Online Review ở trên, hình thức Referral Marketing này hướng đến đối tượng mua hàng cụ thể hơn. Tức là khi người dùng có trải nghiệm tốt về sản phẩm/ dịch vụ của bạn, họ sẽ chia sẻ thông tin về sản phẩm lên mạng xã hội. Khi đó niềm tin cho sản phẩm là cực kì cao. Bởi lẽ đây là trải nghiệm sử dụng thực tế của cá nhân công khai. Khác với online review, những đánh giá có thể ẩn danh và độ đáng tin cậy sẽ thấp hơn.
7. Email Referral
Hình thức cuối cùng của Referral Marketing đó là Email Referral. Hình thức này được thực hiện với mục đích cung cấp thông báo cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của mình. Với việc soạn thảo văn bản và gửi trực tuyến qua hòm thư, việc này đều có ưu và nhược điểm. Ưu điểm là khi bạn có thời gian chuẩn bị, bạn sẽ tổng hợp các thông tin một cách đầy đủ, kỹ lưỡng nhất.
Thế nhưng, với hình thức này thư của bạn rất có thể sẽ rơi vào hòm Spam. Và người nhận sẽ không thấy được bất kỳ một thông tin nào.
Ứng dụng của phương thức Referral Marketing
Vậy thì chiến lược Referral Marketing có thể áp dụng hiệu quả nhất đối với đối tượng nào?
1. Khó khăn trong quyết định mua sản phẩm
Referral Marketing cho phép khách hàng tiềm năng có được lời khuyên hữu ích từ người thân của họ. Họ cần thời gian để đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế, hãy “đánh nhanh thắng nhanh”, chạm đến tâm lý khách hàng giúp họ quyết định nhanh chóng. Nếu không, họ sẽ chuyển hướng tìm đến đối thủ của mình.
2. Khách hàng “lười nhác” giới thiệu
Đôi khi vì một vài lý do khách quan, mà khách hàng của bạn quên việc đưa lời khuyên giới thiệu. Khắc phục tình huống này không khó; bạn có thể thực hiện một số hoạt động giới thiệu, nhắc nhở như sau:
- Thông báo gửi đến khách hàng sử dụng sản phẩm sau một khoảng thời gian nhất định.
- Gửi thông báo nhắc nhở cho tất cả người dùng vào đầu hoặc cuối tháng.
- Nếu người dùng đã nhấp vào link nhưng chưa chia sẻ – bạn cần phải gửi cho họ lời nhắc nhở quay lại trang.
Lời kết
Referral marketing không chỉ là một chiến lược tiếp thị thông thường. Mà là một cách tiếp cận đột phá, thú vị và hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Sự sẵn sàng chia sẻ và tiếp thị từ phía người tiêu dùng đã biến referral marketing thành một phương tiện mạnh mẽ. Đem lại lợi ích cả cho doanh nghiệp và khách hàng.
Với sự phổ biến ngày càng tăng và mô hình kinh doanh chia sẻ đang dần trở nên phổ biến hơn. Referral marketing chắc chắn sẽ tiếp tục định hình cách chúng ta tiếp cận tiếp thị trong tương lai. Vậy nên, hãy chuẩn bị sẵn sàng để khai thác tiềm năng của hình thức tiếp thị đầy tiềm năng này và biến người tiêu dùng thành những người ủng hộ hết mình, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Az Review cảm ơn quý bạn đọc đã luôn quan tâm theo dõi những chia sẻ thú vị từ chúng tôi.
Az Review xây dựng nội dung đánh giá dựa trên trải nghiệm thực tế và tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên internet. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ chúng tôi sẽ cập nhật và xử lý!