20+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Cửa Hàng Trưởng, Quản Lý Cửa Hàng

1144630 Lượt xem

Bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và bạn vẫn đang tìm kiếm một công việc? Một vị trí công việc phù hợp với tấm bằng giá trị ấy? Và vị trí cửa hàng trưởng của một cửa hàng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho chính bạn. Vì là một vị trí đặc thù, do đó yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng rất khắt khe. Họ có thể đưa ra những câu hỏi “hóc búa” mà nếu bạn không chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng thì sẽ bị loại khỏi danh sách vàng.

Nắm bắt được sự khó khăn của nhiều người, Az Review đã tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng ở bài viết dưới đây. Cùng tham khảo để có thể vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn nhé!

Tìm hiểu vị trí cửa hàng trưởng

Cửa hàng trưởng hay còn được gọi là quản lý cửa hàng. Cửa hàng trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng, vậy cửa hàng trưởng là gì? Cửa hàng trưởng được hiểu là một người đứng đầu của cửa hàng. Là chịu trách nhiệm trong việc quản lý mọi thứ tại cửa hàng từ quản lý nhân sự đến quản lý bán hàng.

Mọi hoạt động của cửa hàng đều nằm dưới sự kiểm soát và điều hành của cửa hàng trưởng. Điều này đủ giúp ta nhận thấy tầm quan trọng của cửa hàng trưởng đúng không nào?

Vì sao nhà tuyển dụng yêu cầu cao đối với cửa hàng trưởng?

Cửa hàng trưởng giống như người trụ cột của công ty, quyết định đến sự phát triển phồn thịnh của công ty đó:

– Thứ nhất, khi làm việc với nhân viên hay khách hàng thì cửa hàng trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy sự quyết đoán và khả năng ra quyết định nhanh, chính xác là hết sức cần thiết đối với người quản lý cửa hàng.

– Khi gặp khách hàng khó tính, nếu không giải quyết vấn đề thỏa đáng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên. Cũng như ảnh hưởng đến tên tuổi của cửa hàng. Do đó, kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt của người quản lý sẽ giúp họ giải quyết vấn đề hoàn hảo. Trước khi nó tác động tiêu cực tới cửa hàng nói riêng và  thương hiệu nói chung.

– Là cửa hàng trưởng, họ cũng thường xuyên phải đối mặt và xử lý các tình huống khó khăn. Ví dụ như những phản ánh và khiếu nại từ khách hàng. Họ cần phải thể hiện được uy tín của mình khi giao dịch hoặc giải quyết các vấn đề từ người khác.

Tóm lại, một cửa hàng trưởng cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau: Tâm, Tầm, Tài. Chính vì thế mà nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi; cũng như tình huống hóc búa để khai thác hết tài năng của người ứng cử.

Bộ câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng, quản lý cửa hàng

Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng thường gặp. Không nhiều thì ít, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đối đáp với nhà tuyển dụng đấy!

Phỏng vấn vị trí quản lý cửa hàng

1. Câu hỏi thông tin cửa hàng trưởng

Câu hỏi: Xin vui lòng tự giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực quản lý cửa hàng.

Gợi ý trả lời: Tôi là [Tên của bạn], tôi đã có hơn [số năm] kinh nghiệm làm việc trong ngành bán lẻ và quản lý cửa hàng. Tôi từng làm việc tại [tên cửa hàng/địa điểm], nơi tôi đã đảm nhiệm vai trò [ví dụ: cửa hàng trưởng] trong [số năm] năm qua.

Trong thời gian đó, tôi đã hỗ trợ trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc hiệu quả. Tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và đảm bảo hiệu suất kinh doanh tốt nhất.

2. Bạn sẽ làm gì để hoàn thành trách nhiệm của một cửa hàng trưởng?

Đầu tiên, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kế hoạch hoạt đông của bản thân; cũng như đảm bảo về tiến trình thực hiện công việc của mình hay không. Thông qua câu trả lời, họ có thể đánh giá được kỹ năng sắp xếp công việc và trách nhiệm trong quá trình làm việc của bạn.

  • Gợi ý trả lời:

Trước hết bản thân bạn phải là một người biết nhận thức về trách nhiệm. Bạn cần trình bày một số phương pháp cụ thể để đảm bảo sự cam kết đó, ví dụ như: Thiết lập thời gian biểu, kế hoạch thực hiện tiến độ công việc và phương pháp theo dõi. Tiếp nhận những phản hồi và đóng góp ý kiến xây dựng từ đội ngũ nhân viên.

3. Phương châm khi làm việc với khách hàng của bạn là gì?

Đây là câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng được đưa ra nhiều nhất. Chăm sóc khách hàng dường như là một từ khóa quan trọng mà các cơ sở kinh doanh không thể bỏ qua. Nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này, để biết được quan điểm cá nhân của bạn về CSKH.

  • Gợi ý trả lời:

Cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu những thông tin trên các kênh truyền thông, internet. Hoặc thậm chí là trải nghiệm thực tế dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty. Trên cơ sở đó, có thể triển khai các lập luận cho câu trả lời một ấn tượng nhất. Hãy luôn nhận thức trong kinh doanh thời công nghệ số, khách hàng càng cần phải được đối xử và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Bạn cũng có thể nêu ra một vài chiến lược nhằm cải thiện hoạt động này cho cửa hàng.

4. Bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cửa hàng hay không?

– Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong công việc, hãy thành thật và hứa hẹn sẽ học hỏi để thực hiện công việc tốt nhất.

– Nếu đã từng đảm nhiệm vị trí này, bạn hãy nêu rõ tất cả những trải nghiệm của bản thân. Và đưa ra một số kĩ năng quản lý hiệu quả như:

  • Dành thời gian để đánh giá kỹ năng và nhu cầu kiến thức cho từng nhân viên.
  • Điều chỉnh chương trình đào tạo và huấn luyện để đáp ứng nhu cầu cá nhân.
  • Sử dụng kết hợp các công cụ học tập như cung cấp thông tin, phân tích nhiệm vụ và quá trình thực hiện.

– Gợi ý trả lời cho câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng:

“Mỗi nhân viên đều có thế mạnh và những điểm yếu khác nhau. Để xây dựng và phát triển nhân viên trong cửa hàng, tôi sẽ căn cứ vào từng đối tượng. Sau đó phân chia họ vào những nhóm khác nhau để quá trình đào tạo và tiếp thu nhanh nhất, hiệu quả nhất”.

5. Câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng nhiều nhất: “Bạn làm gì nếu nhân viên xảy ra xung đột?”

– Xung đột là một thực tế của cuộc sống và quản lý nó là một phần công việc của cửa hàng trưởng. Người quản lý có năng lực xử lý tình huống nên:

+) Tìm hiểu các vấn đề tiềm ẩn xung đột bằng cách đặt câu hỏi và lắng nghe cả 2 bên.

+) Xử lý tình huống một cách khách quan.

+) Hạn chế phát sinh trường hợp tương tự. Nếu không thể hòa giải, cần tách hai bên đang tranh cãi để tránh trường hợp xấu nhất.

  • Gợi ý trả lời:

“Là một người quản lý, không ai muốn nhân viên của mình xung đột với nhau. Việc này khiến không khí làm việc trở nên căng thẳng. Đặc biệt là trong môi trường cửa hàng dễ gây ảnh hưởng tiêu cực tới khách. Trước hết, tôi sẽ yêu cầu từng người trình bày và dựa trên lời kể của những người xung quanh (hoặc camera) để xác định đúng sai. Tùy vào trường hợp thực tế mà tôi tiến hành hòa giải hoặc kỷ luật”.

6. Câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng: “Bạn sử dụng phương pháp lãnh đạo nào đối với nhân viên?”

Phương pháp lãnh đạo mà tôi luôn áp dụng là phương pháp lãnh đạo dân chủ. Tôi luôn trưng cầu ý kiến của nhân viên, sau đó tổng hợp và đưa ra quyết định. Chứ không hề quyết định tất cả theo ý kiến cá nhân.

  • Gợi ý trả lời:

“Khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên trong cửa hàng, tôi chủ yếu dựa vào tính chất của công việc đó và thế mạnh, điểm yếu của từng người. Nếu công việc cần từ 2 nhân sự trở lên thì tôi cũng phải cân nhắc xem mối quan hệ giữa họ và khả năng phối hợp, làm việc nhóm của 2 người thế nào, tất cả đều nhằm mục đích hướng đến chất lượng và hiệu suất cao nhất. Khi có cơ hội, tôi sẽ tổ chức những buổi liên hoan để gắn kết mọi người, giúp tăng hiệu quả công việc”.

7. Kể về chiến lược mà bạn biết hoặc đã áp dụng thành công nhất về gia tăng doanh số cho cửa hàng?

Đối với thế giới kinh doanh bán hàng, luôn tồn tại rất nhiều tư duy chiến lược, nhằm gia tăng và thúc đẩy doanh số hiệu quả. Nhà tuyển dụng còn mong muốn được tham khảo những tư duy mới mẻ từ các ứng viên để thử áp dụng cho chính mình.

  • Gợi ý trả lời:

Đề cập về các kinh nghiệm trong quá khứ của bạn là cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này. Lưu ý: Cần tập trung vào những trải nghiệm cung cấp cho khách hàng. Tập trung vào chiến lược tiếp cận khách hàng. Chú trọng và quy mô giao dịch. Phát triển thái độ và phương pháp làm việc của nhân viên bán hàng. Kỹ năng sắp xếp hàng hóa, quản lý hàng tồn và xử lý các vấn đề rủi ro trong quá trình bán hàng.

8. Nếu gặp phải khách hàng khó tính có thái độ tức giận, mất kiểm soát, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Không chỉ là câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng lý thuyết bình thường, mà còn là trường hợp thường xuyên xảy ra. Hãy tập trung vào những điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe để trả lời. Và câu trả lời tốt nhất cần bao hàm những ý sau:

– Tích cực lắng nghe khách hàng và hiểu vấn đề của họ.

– Các bước bạn đã thực hiện để khắc phục sự cố.

  • Gợi ý trả lời:

“Với khách hàng khó tính, thường thì họ sẽ yêu cầu gặp người quản lý sau khi có bất đồng với nhân viên. Hoặc là họ cảm thấy nhân viên không thể giải quyết vấn đề của họ. Là người đã từng đảm nhiệm vị trí này, tôi cũng từng xử lý vấn đề như vậy nhiều lần rồi.

Quan trọng nhất là chú trọng đến biện pháp trấn an để họ bình tĩnh lại và hỏi đầu đuôi, lắng nghe cả 2 phía. Nếu nhân viên sai, tôi sẽ yêu cầu xin lỗi và bản thân cũng đại diện xin lỗi. Còn nếu do khách hàng vô lý, quá quắt thì giải quyết dựa vào quy trình của công ty”.

9. Nêu một vài trường hợp kỷ luật đối với nhân viên cửa hàng

Một số vấn đề với tác phong, hành vi của nhân viên mà quản lý cửa hàng thường phải giải quyết bao gồm:

– Không đi làm đúng giờ.

– Không tuân thủ kỉ luật của công ty.

– Thái độ với khách hàng không tốt

– Không nghe phân công của quản lý.

– Hành vi gây rối.

  • Gợi ý trả lời:

“Với những trường hợp nhân viên phạm sai lầm nghiêm trọng tới mức độ phải kỷ luật hoặc sa thải. Việc này cần dựa trên quy định của công ty. Và cửa hàng trưởng là người quyết định xem trường hợp đó nghiêm trọng đến đâu, gây thiệt hại nhiều thế nào. Nếu người nhân viên đó phạm phải lỗi lấy cắp tài sản riêng của cửa hàng, tôi bắt buộc phải cho nghỉ việc. Bởi có lần một ắt sẽ có lần hai. Và trước khi đuổi việc, tôi cũng yêu cầu người đó đền bù thiệt hại”.

10. Giao tiếp khi làm việc với nhóm bán hàng

Giao tiếp là chìa khóa của cánh cửa mở ra bầu trời thành công của mỗi người. Đặc biệt là trong bán hàng và dịch vụ nói chung. Những điều cần chú ý trong giao tiếp:

– Điều chỉnh phong cách giao tiếp của bạn để phù hợp với các thành viên trong nhóm.

– Ánh mắt cần vững vàng, tạo niềm tin cho đối phương.

– Cần tập trung vào những thông tin mà đối phương muốn hiểu, không nên chỉ nói về thứ mà bản thân muốn.

  • Gợi ý trả lời:

“Giao tiếp là tiền đề để kết nối mọi người trong công việc cũng như để duy trì quan hệ trong cuộc sống. Với một cửa hàng trưởng, giao tiếp xuất sắc là chìa khóa để thành công. Người quản lý vừa phải trao đổi với khách hàng, với nhà cung cấp, với cấp trên lại vừa phải biết cách lắng nghe và tương tác với nhân viên của mình. Tôi giao tiếp chủ yếu dựa trên sự chân thành, nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc, không to tiếng, bất lịch sự nhưng yêu cầu nhân viên có sự tôn trọng”.

11. Bạn thúc đẩy hiệu suất nhân viên bằng chiến lược nào?

Nhân viên bán hàng được coi là cá nhân tạo doanh thu trực tiếp cho cửa hàng. Vì vậy, các nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được một cửa hàng trưởng có chiến lược thúc đẩy khôn ngoan.

  • Gợi ý trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, hãy cố gắng tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh; cũng như quy trình bán hàng mà doanh nghiệp đã thiết kế trước đó. Trên thực tế, mỗi người quản lý thường sẽ có những chiến lược phát triển hay tạo động lực cho nhân viên riêng. Cố gắng nói về chiến lược mà bạn đã chuẩn bị trước đó. Đừng thiên về các chiến lược kiểu bắt ép hay ra lệnh với cấp dưới. Hãy nói rằng bạn sẽ thúc đẩy họ bằng phương pháp có cương có nhu, dung hòa giữa nhiều yếu tố để nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất.

12. Câu hỏi về quản lý kho hàng khi tuyển dụng ví trí cửa hàng trưởng

Câu hỏi: Làm thế nào bạn quản lý kho hàng và đảm bảo kiểm soát tồn kho hiệu quả?

Gợi ý trả lời: Để quản lý kho hàng hiệu quả, tôi luôn tuân theo nguyên tắc FIFO (First-In-First-Out) để đảm bảo thực phẩm được sử dụng theo thứ tự nhập về. Tôi thiết lập quy trình kiểm tra hàng tồn kho định kỳ để xác định sự cần thiết của việc cập nhật tồn kho. Ngoài ra, tôi luôn duy trì sự liên kết với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và tránh tình trạng tồn kho dư thừa.

Câu hỏi phỏng vấn vị trí cửa hàng trưởng

Một vài mẹo nhỏ khi đi phỏng vấn cửa hàng trưởng

– Tìm hiểu mọi thông tin và hoạt động của công ty

– Tập luyện và chuẩn bị trước một số câu hỏi phỏng vấn cửa hàng trưởng phổ biến

– Lưu ý về trang phục khi đi phỏng vấn. Bạn nên chọn những trang phục thể hiện độ chuyên nghiệp và lịch sự.

– Thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với nhà tuyển dụng.

– Luôn giữ một thái độ bình tĩnh, tự tin và nở một nụ cười thật tươi nhé!

Lời kết

Như chúng ta đã thấy qua cuộc phỏng vấn này, việc quản lý cửa hàng không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu khả năng lãnh đạo, giao tiếp và thấu hiểu khách hàng. Những tư duy linh hoạt và khả năng thích nghi với sự biến đổi của thị trường cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công.

Hy vọng, những thông tin được gợi ý qua bài viết trên sẽ giúp các ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn tốt nhất. Mong bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào tốt như vậy. Az Review chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan