Barcode Là Gì? Công nghệ mã vạch và cách ứng dụng trong kinh doanh

13323864 Lượt xem

Khi chúng ta đi mua sắm các sản phẩm từ siêu thị hay tiệm tạp hóa, ta thường nhìn thấy biểu tượng những dòng kẻ màu đen được xếp song song với nhau ở phía dưới có một dãy số. Dãy dòng kẻ và dãy số đó chính là Barcode trong kinh doanh (hay còn gọi là mã vạch). Hiểu rõ về Barcode với chia sẻ ngay dưới đây từ Az Review.

Barcode trong kinh doanh là gì?

Barcode trong kinh doanh (hay mã vạch) là một hình thức dùng để biểu thị dữ liệu dưới dạng hình ảnh. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1952 bởi hai nhà phát minh người Mỹ Norman J.Woodland và Bernard Silver. Khi đó họ được cấp bằng sáng chế về phương pháp phân loại sản phẩm, hàng hóa.

Từ đó, mã vạch Barcode trở thành một công cụ hiệu quả để biểu thị thông tin về sản phẩm như tên thương hiệu, nơi sản xuất, kích thước sản phẩm hay thông tin kiểm định,…

Tìm hiểu về barcode - mã vạch

Phân loại Barcode

Có nhiều loại mã vạch khác nhau được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của mã vạch:

1. Barcode tuyến tính

Barcode tuyến tính hay còn được gọi với một cái tên khác là Barcode 1 chiều (1D). Mã vạch này được nhận biết khá đơn giản bởi chúng có hình dạng là các đường thẳng song song và độ rộng chênh lệch với nhau. Mã vạch này được sử dụng rộng rãi nhất là loại EAN-UCC – đây là một loại mã vạch được sử dụng phổ biến được in trên các sản phẩm trên toàn thế giới.

2. Barcode ma trận

Barcode ma trận hay còn được gọi là Barcode 2 chiều. Barcode ma trận có ưu điểm là lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Mã vạch này được phổ biến và tiêu biểu kể đến là QR code.

Ứng dụng Barcode trong kinh doanh và đời sống hàng ngày

Barcode với tính tiện dụng của nó nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là một số tiện ích mã vạch mang lại, giúp ta giải quyết các vấn đề nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Ứng dụng Barcode

1. Barcode giúp phân loại hàng hóa và quản lý kho

Trước kia, chúng ta thường phải ghi thông tin của sản phẩm theo phương pháp thủ công . Nhưng từ khi xuất hiện mã vạch, việc này đã trở nên đơn giản hơn. Bởi chỉ cần với một chiến máy đọc mã vạch được kết nối với hệ thống quản lý . Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được quét lên phần mềm một cách nhanh chóng và chính xác.

Khi cần truy xuất thông tin, chỉ cần nhập mã vạch của sản phẩm. Rồi thực hiện thao tác trên phần mềm, mọi thông tin như vị trí lưu kho, tình trạng hàng hóa, hạn sử dụng,…Sẽ hiển thị ngay lập tức trên hệ thống phần mềm.

2. Giúp phân biệt hàng thật, hàng giả

Bằng hình ảnh nhận diện và chuỗi số định danh, sản phẩm có Barcode được kiểm tra tính chính xác về nơi xuất xứ của sản phẩm. Từ đó đánh giá hàng hóa là hàng giả hay hàng thật. Khi chưa có máy đọc mã vạch, ta thường phải đối chiếu mã Barcode với bảng mã vạch quy chuẩn. Nhưng với sự xuất hiện của thiết bị quét mã vạch, công việc kiểm tra trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Không chỉ nhà quản lý kho mà người tiêu dùng cũng có thể sử dụng mã vạch để kiểm tra chất lượng hàng hóa; thông qua các phần mềm đọc mã trên điện thoại. Từ đó giúp phát hiện hàng mua về có phải là sản phẩm chính hãng hay không.

3. Trong thanh toán và giao dịch mua hàng nhờ Barcode trong kinh doanh

Sử dụng mã vạch trong giao dịch mua bán và thanh toán; hiện đã được nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi áp dụng. Nhằm rút ngắn thời gian mua hàng của khách hàng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả quản trị. Từ đó tăng chất lượng dịch vụ khách hàng và từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động kinh doanh.

Các loại mã vạch phổ biến

Mã vạch được sử dụng vào các mục đích khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng. Mã vạch có nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm khác nhau về khả năng trữ và cách thức biểu thị.

1. UPC (Universal Product Code)

Đây là dạng thức được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, Canada và một số quốc gia khác. UPC gồm 2 phần: phần hình ảnh là các đường thẳng được sắp xếp song song với độ dài khác nhau; và phần dãy số gồm 12 chữ số. Phần số không chứa các chữ cái hoặc ký tự đặc biệt. Mã vạch UPC giúp phân biệt từng loại hàng hóa khác nhau; tạo sự thuận tiện cho việc xuất nhập kho.

2. EAN (European Article Number)

EAN là một dạng Barcode trong kinh doanh sự tương tự với UPC, cũng bao gồm phần mã vạch và phần dãy số. Loại mã này được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mã vạch loại EAN khác UPC ở chỗ: phần số gồm 13 chữ số được dùng cho các gói hàng lớn. Ngoài ra còn có loại mã EAN 8 và EAN 5 thì được dùng cho các gói hàng nhỏ hơn.

3. Code 39

Code 39 là loại Barcode dùng phần mã vạch, số và chữ để biểu thị thông tin sản phẩm. Bởi vậy loại mã này có thể lưu trữ dung lượng thông tin nhiều hơn. Code 39 được sử dụng phổ biến trong ngành bán lẻ, bưu chính hay giao nhận hàng hóa,…

Ngoài ra, còn có một số loại Barcode khác có thể kể đến như Code128 (tương tự loại Code 39 nhưng sử dụng nhiều ký tự hơn); Interleaved 2 of 5 (không giới hạn ký tự nhưng không được phép sử dụng ký tự chữ). Hay mã code ma trận (QR code hay Data Matrix,..)

2 Cách quản lý hàng hóa với Barcode trong kinh doanh

Chúng ta có thể tạo Barcode trong kinh doanh bằng hai cách, để có thể quản lý hàng hoá dễ dàng hơn

Cách 1

Mỗi sản phẩm có mã vạch khác nhau, sử dụng Barcode trong kinh doanh sẽ được đánh theo lô, loại sản phẩm. Và được đánh số theo thứ tự tăng dần với các sản phẩm cùng loại. Phương pháp này sẽ làm tăng số lượng Barcode . Tuy nhiên lại có thể giúp quản lý thông tin sản phẩm một cách chính xác nhất.

Cách 2

Các sản phẩm cùng loại trong 1 lô hàng sẽ có mã Barcode giống nhau và được đánh phân biệt giữa các lô hàng cũng như loại sản phẩm. Theo cách dán Barcode trong kinh doanh này, thông tin về sản phẩm vẫn sẽ được tìm thấy tuy nhiên nhưng đi theo lô. Nếu lô hàng đó không xuất hết hay xuất cho 2 khách hàng khác nhau. Thì khó để phân biệt được sản phẩm nào đã được phân phối cho khách hàng nào.

Hiện nay, các nhà cung cấp thường sử dụng Barcode trong kinh doanh theo cách 1. Mặc dù điều này được đánh giá là tương đối phức tạp. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, vấn đề này đã không quá khó khăn. Bởi với các giải pháp quản lý kho bằng mã vạch ở các phần mềm quản lý bán hàng.

Lời kết

Như vậy, mã vạch đã không chỉ là một dãy số và đường vẽ đơn thuần, mà đã trở thành một công cụ quản lý và tối ưu hóa quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay. Khả năng tự động nhận diện và thu thập thông tin đã giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, giảm thiểu sai sót và tăng tính chính xác trong việc theo dõi hàng hóa và quản lý tồn kho.

Hy vọng với chia sẻ trên từ Az Review bạn đã hiểu rõ về Barcode và cách quản lý Barcode hiệu quả trong kinh doanh hiện nay. Az Review cảm ơn quý bạn đọc đã luôn quan tâm theo những chia sẻ thú vị từ chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan