Kinh nghiệm quản lý hàng tạp hóa trong siêu thị, cửa hàng

1125302 Lượt xem

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý kho hàng tạp hóa trong các siêu thị và cửa hàng không chỉ là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh. Mà còn đóng vai trò quyết định đến sự thành công và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Với sự tăng trưởng đáng kể của ngành bán lẻ và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việc duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi các nhà quản lý phải áp dụng những kinh nghiệm quản lý kho hàng tạp hóa đúng cách.

Quản lý hàng hóa trong siêu thị

Qua việc tìm hiểu và áp dụng những nguyên tắc quản lý kho hàng tạp hóa đúng cách. Chúng ta có thể hi vọng rằng các doanh nghiệp sẽ dẫn đầu trong cuộc đua cạnh tranh. Xây dựng được lòng tin của khách hàng và tiến xa trên con đường phát triển bền vững. Xem ngay chia sẻ ngay dưới đây cùng Az Review.

Cách quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa

Kinh doanh mô hình cửa hàng bán lẻ thành công thì doanh nghiệp cần phải có cách quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa một cách hiệu quả. Việc quản lý hàng hóa hiệu quả giúp cho siêu thị, tạp hóa ổn định được về hàng hóa, duy trì được doanh số, cũng như hạn chế việc mất khách hàng, đảm bảo cửa hàng phát triển bền vững, tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1. Khái niệm về cách quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa

Quản lý hàng hóa tốt trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa là sâu chuỗi kết hợp hệ thống các hoạt động liên quan từ khâu đặt hàng, nhập hàng, kiểm tra hàng hóa lưu kho, xử lý hàng hóa tồn kho, hư hỏng, hết date, tới việc quản lý hàng hóa ở kệ siêu thị, khu vực bán hàng.

Đặt hàng: Từ khâu lên số lượng dự kiến, đặt hàng từ nhà cung cấp, đàm phán về giá cả, và các điều kiện về giao nhận hàng. Doanh nghiệp bán lẻ cần có quy trình đặt hàng phù hợp và tối ưu khi làm việc với nhà cung cấp để có được hiệu quả tốt nhất.

Nhận hàng: Bộ phận nhận hàng cần được thông báo về đơn hàng trước khi bắt đầu công việc nhận hàng, tránh trường hợp hàng hóa không đặt nhưng nhà cung cấp vẫn giao, hoặc họ giao nhầm. Quá trình nhận hàng cần kiểm tra về số lượng, chủng loại, hạn sử dụng, và chất lượng sản phẩm. Quá trình nhận hàng này cũng cần phải thực hiện theo quy trình, và thời gian nhận hàng cố gắng làm sao tiết kiệm nhất và hiệu quả tốt nhất.

Lưu trữ hàng hóa: Sau khi quá trình nhận hàng hoàn tất, bước tiếp theo cần thực hiện là lưu kho hàng hóa vừa nhận được từ nhà cung cấp. Quá trình lưu kho, sắp xếp hàng hóa này cũng rất quan trọng và điều kiện nó cần được thực hiện đúng cách, hàng hóa cần được sắp xếp theo phân khu, ngăn nắp, sắp xếp đúng cách, tiêu chuẩn kho, điểm mấu chốt là đảm bảo chất lượng của hàng hóa tối đa.

Xử lý hàng hóa: Đối với các hàng hóa không nằm trong chuỗi cung ứng như nhà cung cấp giao thừa hàng, hàng hỏng, hàng hết date, hàng lỗi thì cần có phương án xử lý. Còn với quy trình xử lý hàng hóa cho khách hàng thì cũng cần thực hiện một cách nhanh chóng theo quy trình, quy định của siêu thị, cửa hàng.

2. Các yêu cầu về quản lý hàng hóa trong siêu thị, tạp hóa

Để quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa tốt cần đáp ứng những yêu cầu cao như về quản lý hàng hóa trong kho hàng, khu vực bán hàng một cách hiệu quả.

Yêu cầu quản lý hàng hóa trong siêu thị

Quản lý hàng hóa tại kệ bán hàng siêu thị

Kệ siêu thị trưng bày hàng hóa là khu vực trực tiếp lưu trữ và hiện diện hình ảnh sản phẩm, hàng hóa tới người tiêu dùng, nó quyết định rất lớn tới doanh số, cũng như hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp bán lẻ. Nên cần phải các phương pháp giúp cho việc khai thác tối đa hiệu quả từ kệ bày hàng trong siêu thị.

Hàng hóa bày lên kệ cần phải được trưng bày đúng cách, giúp cho khách hàng dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy. Khách hàng có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc quan sát, cũng như lựa chọn các sản phẩm có nhu cầu, và hoàn toàn có thể kích thích khách hàng mua các sản phẩm chưa có ý định nhờ việc hình ảnh bắt mắt, thu hút khách hàng.

Tăng cường các poser quảng cáo, Stande, tờ rơi, hình ảnh được bày trên các kệ hàng, và trong siêu thị, giúp cho khách hàng nắm bắt được các chương trình khuyến mại, cũng như tăng sự quan tâm của họ tới sản phẩm.

Kiểm kê một cách thường xuyên trên kệ hàng, đảm bảo hàng hóa luôn có số lượng đủ bán, tránh trường hợp hết hàng ảnh hưởng tới doanh số cũng như dịch vụ bán và chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp bán lẻ nên áp dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý hàng hóa trong siêu thị.

Sử dụng bảng in giá sản phẩm cài lên kệ để giúp cho khách hàng biết được giá thành sản phẩm, cũng như kiểm soát được sơ bộ giá trị đơn hàng họ mua, cũng như thể hiện sự minh bạch trong việc mua bán của siêu thị, đó chính là ưu điểm của việc khách hàng mua hàng tại siêu thị so với cửa hàng tạp hóa.

Thường xuyên kiểm tra hàng hóa trên kệ, sàng lọc các sản phẩm bán chậm, hư hỏng, cận date để xử lý kịp thời theo quy định của cửa hàng. Kết hợp với việc thường xuyên thăm dò ý kiến phản hồi của khách hàng để ngày càng cải thiện cửa hàng tốt hơn.

Quản lý kho hàng hiệu quả

Cách quản lý hàng hóa trong siêu thị hiệu quả phần lớn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ hàng hóa được lưu trong kho. Nên vai trò của việc quản lý kho hàng là rất lớn. Doanh nghiệp bán lẻ lưu ý cần phải trú trọng và lên các phương án tối ưu cho việc quản lý hàng hóa trong kho và thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

Sắp xếp hàng hóa theo từng chủng loại để thuận tiện trong việc tìm kiếm, cũng như lấy hàng. Để quản lý hàng hóa trong kho tốt thì nên sử dụng diện tích kho đủ rộng, và dùng các công cụ như palet, kệ kho hàng tiêu chuẩn để sắp xếp hàng hóa thuận tiện hơn.

Phân tích và theo dõi số lượng tồn kho, bộ phận kho hàng có trách nhiệm báo cáo dữ liệu cho bộ phận thu mua để họ có các thông số dữ liệu có thể đưa ra các kế hoạch, quyết định đặt hàng phù hợp nhất, tránh nhập số lượng ít hoặc nhiều, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

Hàng hóa cần được đảm bảo án toàn, để có được kết quả đó thì điều kiện kho bãi cần phải được đảm bảo, đặc biệt với các sản phẩm đặc thù thì cần được để trong các kho đáp ứng được các điều kiện tương ứng, sử dụng các kệ kho hàng, palet hỗ trợ.

Thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho: Hư hỏng, hết date, lỗi… để đưa ra các phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát hàng hóa ảnh hưởng tới kế hoạch cũng như của doanh nghiệp.

3. Những lưu ý trong cách quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa

Hàng hóa trong siêu thị cần phải được đảm bảo chất lượng, và an toàn theo tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất và của khách hàng. Sua đây là một số lưu ý khi quản lý hàng hóa trong kinh doanh siêu thị, tạp hóa.

Thường xuyên kiểm kê hàng hóa định kỳ để có được số liệu tồn kho đúng với thực tế, quá trình kiểm kê cần được thực hiện theo quy trình của doanh nghiệp bán lẻ.

Thường xuyên theo dõi số lượng tồn kho, để lên phương án đặt hàng sao cho phù hợp vơi nhu cầu thực tế của siêu thị. Tránh trường hợp để hết hàng ảnh hưởng tới doanh số cũng như mất khách hàng, và cũng tránh trường hợp nhập số lượng quá nhiều ảnh hưởng tới việc chiếm diện tích lưu kho, động vốn và nguy hiểm hơn là rủi ro hàng bán không kịp, có nguy cơ hết date.

Khu vực cửa hàng, bán hàng siêu thị thì hàng hóa cần được bày biện trên các kệ siêu thị tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho sản phẩm.

Thường xuyên đánh giá của việc quản lý hàng hóa để tối ưu quy trình nhằm mục đích tăng tối đa hiệu quả và giảm được chi phí. Doanh nghiệp cần phải ứng dụng các phần mềm, thiết bị hiện đại, tiên tiến hỗ trợ cho việc quản lý hàng hóa.

Thường xuyên cập nhật các kiến thức và ứng dụng mới nhằm giúp cho việc quản lý hàng hóa được tốt hơn.

>> Az Review mời bạn xem thêm chia sẻ về: thẻ kho

Lời kết

Trên đây là các cách quản lý hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa bán lẻ được Az Review tổng hợp chia sẻ. Hy vọng giúp cho doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị áp dụng một cách triệt để, để có thể hiểu rõ hơn về vai trò cũng như các phương án quản lý hàng hóa trong kinh doanh siêu thị.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan